Xây dựng chính sách tài chính - ngân sách phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính -ngân sách nhà nước phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu. Ảnh: TTXVN. |
Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 119/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Tài chính ngày 29/4 vừa qua.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận Bộ Tài chính và toàn ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tích nổi bật, góp phần quan trọng vào những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước, nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính kế thừa, phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua; phấn đấu năm nay tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ này hơn nhiệm kỳ trước, tạo khí thế, động viên toàn ngành Tài chính tiếp tục đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tinh thần chỉ đạo trong xử lý công việc là nghĩ phải kỹ, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, đồng thời thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra, giám sát đến kết quả cuối cùng.
Đối với những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, tiếp tục phát huy; những vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau, hoặc chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội với tinh thần là đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính tham mưu thiết kế chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, công khai, minh bạch, hài hòa, hợp lý, ổn định, đặt lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích chung lên trên hết. Luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách.
Làm cái mới cần phải tổng kết cái cũ; xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết để làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách. Thiết kế chính sách phải lấy ý kiến đối tượng chịu tác động; đánh giá, dự báo những tác động, ảnh hưởng, chú ý lắng nghe ý kiến phản biện có tính xây dựng và tâm huyết; rà soát kỹ, tránh chồng chéo, vướng mắc; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả khi triển khai thực hiện.
Tăng cường phân cấp thu chi
Tập trung vào công tác quản lý nhà nước; sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tập trung hơn cho quản lý nhà nước; nhất là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách và thực hiện kiểm tra, giám sát.
Tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính ban hành, tham mưu, đề xuất hoặc có liên quan đến Bộ Tài chính; đặc biệt là thể chế liên quan đến thu hút nguồn lực, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường phân cấp thu chi hơn nữa để tạo sự chủ động tích cực, khuyến khích tiết kiệm và nuôi dưỡng nguồn thu.
Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính-ngân sách nhà nước phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực; thúc đẩy giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước; đổi mới cách làm để phù hợp thực tiễn, đề cao trách nhiệm của các địa phương, đơn vị, nhất là cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu. Chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng, tăng cường phân cấp.
Tập trung đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi ngân sách, nhất là quản lý thuế, hải quan, kho bạc nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, ổn định trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (cần dành nguồn lực và ưu tiên cho chuyển đổi số).
Chủ động các kịch bản, phương án kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh
Về một số vấn đề, nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; dứt khoát xóa bỏ quan liêu bao cấp, tư duy xin cho; phải biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể trên cơ sở bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên.
Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong thu chi ngân sách. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương một cách hợp lý và sát thực tiễn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, trách nhiệm và vai trò chủ động của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ KH&ĐT để ưu tiên bố trí, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia iêu nhưng cũng cần khuyến khích doanh nghiệp phát triển hợp lý, vì lợi ích chung.
Tập trung cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, tiết kiệm ngay từ khi giao dự toán ngân sách, báo cáo Thường trực Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2022 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhất là chính sách cho người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu sổ.
Hoàn thiện thể chế liên quan đến thị trường chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác, bảo đảm hoạt động hiệu quả, an ninh, an toàn, minh bạch, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu, Bộ Tài chính cùng với các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; tăng cường năng lực đánh giá, phân tích, dự báo; chủ động có kịch bản, phương án, giải pháp phù hợp, kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh, góp phần nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp kéo dài như hiện nay.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK