Facebook Twitter youtube Tiktok

Vượt khó xuất khẩu thuỷ sản mang về hơn 9,2 tỷ USD trong năm 2023

(HQ Online) - Bất chấp những khó khăn, ngành thuỷ sản vẫn vượt nhiều chỉ tiêu trong năm 2023. Theo đó, ước tính đến hết tháng 12/2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022 (9,087 triệu tấn). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 ước đạt khoảng 9,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản tháng 9 đã về mức của năm 2022 Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu thủy sản cả năm sẽ đạt 9 tỷ USD Xuất nhập khẩu 2023 về đích quanh mốc 680 tỷ USD Xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD

Tổng sản lượng thủy sản đạt 102,4%

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024, đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2023, ông Nhữ Văn Cẩn, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2023 ngành thuỷ sản chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine kéo dài, giao tranh giữa Israel - Hamas, tình hình bất ổn tại Trung đông khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo, lạm phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm mạnh trong đó có sản phẩm thủy sản dẫn đến những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistics cao gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ chững lại và quy mô sản xuất bị thu hẹp. Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo thẻ Vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam; nhiều quốc gia quy định, tiêu chuẩn đối với sản phẩm thủy sản ngày càng khắt khe tại các thị trường nhập khẩu (Nhật Bản, Trung Quốc ...); Mỹ đang có nhiều ý kiến về việc Việt Nam giảm giá thành xuất khẩu tôm…

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thuỷ sản nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá đã từng bước cải thiện nhưng còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành. Tổ chức liên kết trong khai thác và nuôi trồng còn hạn chế dẫn đến giá thành sản xuất cao và cân đối cung cầu thiếu ổn định.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, ngành thuỷ sản vẫn vượt nhiều chỉ tiêu trong năm 2023. Cụ thể, ước tính đến hết tháng 12/2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022 (9,087 triệu tấn). Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,861 triệu tấn, tương đương với năm 2022; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 5,408 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022 (5,224 triệu tấn).

So với chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 102,4% (9,05 triệu tấn); trong đó sản lượng khai thác vượt 4,9%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra (giảm còn 3,68 triệu tấn); sản lượng nuôi trồng đạt 100,7% (5,37 triệu tấn).

Về xuất khẩu, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các nước trên thế giới sau đại dịch Covid-19 tăng mạnh. Bước sang năm 2023 do các nước đã từng bước đi vào nuôi trồng, khai thác thủy sản nên nhu cầu nhập khẩu giảm nhiều. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 ước đạt khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch (10 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu tôm khoảng 3,45 tỷ USD; cá tra khoảng 1,9 tỷ USD; nhuyễn thể khoảng 0,8 tỷ USD; cá ngừ khoảng 0,9 tỷ USD.

Việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU đang gặp một số khó khăn do các nước trong khối này có quy định cao về an toàn thực phẩm, trong đó có thủy sản nhập khẩu. 	Ảnh: Nguyễn Hiền
Năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn do nhu cầu nhập khẩu vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thị trường và lượng tồn kho cao của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Ảnh minh họa: Nguyễn Hiền

Vẫn còn nhiều thách thức lớn trong 2024

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản, trong năm 2023, Cục Thuỷ sản đã tham mưu cho Bộ chỉ đạo các địa phương chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác khắc phục ngay các sai sót, không gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hải sản khai thác vào châu Âu. Đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện nhật ký khai thác điện tử, tiếp tục hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc điện tử thuỷ sản khai thác. Nhờ đó, hiện đã có 14/28 tỉnh thực hiện cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, số giấy xác nhận ước đạt 2.457 giấy với khối lượng nguyên liệu thủy sản tóc đạt 57.670 tấn thủy sản các loại. Đã có 12/28 tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu truy xuất nguồn gốc, số giấy chứng nhận cấp ước 3.369 giấy với khối lượng ước đạt 40.144 tấn sản phẩm thủy sản các loại.

Đánh giá sẽ còn nhiều khó khăn trong năm 2024 do nhu cầu nhập khẩu vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thị trường và lượng tồn kho cao của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu tiếp tục điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương so với ước thực hiện năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5,0% so với ước năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9,5 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu này, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho rằng, phải tiếp tục tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi và chuỗi ngang. Trong lĩnh vực khai thác phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; khai thác phải phù hợp với trữ lượng nguồn lợi và đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá, cảng cá về đến nhà máy. Ngoài yêu cầu về giảm phát thải, tăng sản xuất xanh thì phúc lợi động vật cũng là vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thời gian tới. Đây không chỉ là nhu cầu của thị trường trong nước mà còn là xu hướng thị trường tiêu dùng thế giới thời gian tới.

Xuân Thảo

Tin liên quan

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần đạt 100 tỷ USD, tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

(HQ Online) - Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 10/2024 (16-31/10) đạt 37,02 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 10/2024.
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô

Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, hạt tiêu vào nhóm tỷ đô

(HQ Online) - Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh giúp ngành hàng này vào nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô qua 10 tháng của năm 2024.
2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, riêng hai nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện mang về kim ngạch 105,14 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 167,46 tỷ USD, trong đó nhập siêu tới 67,58 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, mã số mặt hàng thép NK.
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan

Trên 300 doanh nghiệp phía Nam có kim ngạch XNK lớn đã tham dự Hội thảo góp ý cho dự thảo nghị định và 2 thông tư do Tổng cục Hải quan tổ chức tại TPHCM.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động