Vũ khí tài chính của Mỹ có nguy cơ giảm tác dụng
Vàng SJC giữ ổn định, vàng thế giới trong đà suy giảm | |
Những cảnh báo của Mỹ nhằm vào Nga có nguy cơ làm căng thẳng leo thang | |
Tổng thống Putin: Nga "sẵn sàng" đàm phán với Mỹ về kiểm soát vũ khí |
Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga có nguy cơ làm suy giảm vai trò của đồng USD |
Mỹ có truyền thống sử dụng các biện pháp trừng phạt ở khắp nơi để phục vụ các mục đích chính trị của mình. USD – đồng tiền dự trữ chính của thế giới - tạo điều kiện cho họ làm được điều này. Hệ quả tất yếu là những nước đã bị trừng phạt đang làm mọi cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào USD. Và điều này đang tạo ra hiệu ứng boomberang đối với “đồng bạc xanh”. Các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine dường như đang làm gia tăng hiệu ứng này.
Mới đây, IMF đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng đồng USD đang bị đe dọa mạnh mẽ bởi sự phân mảnh của hệ thống tiền tệ quốc tế. Quá trình này hiện nay đang tăng tốc đột biến. Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF đã chỉ ra rằng các nhóm quốc gia khác nhau giao dịch với nhau và hình thành khối tiền tệ. Tỷ trọng của đồng USD trong thanh toán quốc tế đang thu hẹp. Vị thế thống trị của USD sớm muộn gì cũng bị suy giảm. Cuối cùng, sẽ có một hệ thống gồm 3 loại tiền tệ: đồng USD, đồng Euro và có lẽ là đồng Nhân dân tệ (NDT).
Cách đây 30-40 năm, đơn vị tiền tệ của Mỹ đã chiếm hơn 70% các giao dịch, các đồng tiền trong khu vực quá yếu và ít được quan tâm. Đến tháng 1/2022, theo dữ liệu SWIFT, 39,92% các khoản thanh toán trong thương mại thế giới là bằng USD; đồng Euro có 36,65%, Bảng Anh có 6,3%. Đồng Yen Nhật đứng vị trí thứ tư với 3,32%. Bây giờ - đồng NDT của Trung Quốc từ 3,2%. Năm 2016, NDT trở thành đồng tiền dự trữ của IMF. Tuy nhiên, việc mở rộng đồng NDT bị cản trở do thiếu sự chuyển đổi tự do, sự bất ổn định và hệ thống tài chính không rõ ràng. Cho đến nay, các đồng nội tệ quốc gia dường như là một sự thay thế đơn giản và hợp lý nhất cho đồng USD. Nếu như năm 2015, gần 90% giao dịch giữa Nga và Trung Quốc là bằng USD, thì năm 2020 là 46%. Các khoản thanh toán bằng NDT và Euro đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử - lần lượt là 24 và 30%. Đồng Ruble thống trị trong các hoạt động thương mại của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Việc EAEU đang hình thành một hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế độc lập thống nhất sẽ làm giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào đồng USD và đơn giản hóa sự tương tác của Nga với các nước thân thiện. Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể quan tâm đến điều này. Hiện vẫn chưa rõ là phương tiện thanh toán mới sẽ được tạo ra trên cơ sở loại tiền tệ nào. Tuy nhiên, các nhà kinh tế không loại trừ việc EAEU sẽ chuyển hoàn toàn sang đồng Ruble, do Nga là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trong tổ chức.
Trong 2 thập kỷ qua, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ quốc tế đã giảm từ 70% xuống 60%. Lý do chỉ có một, đó là sự tăng cường vai trò của các loại tiền tệ khác. Ngoài ra, còn phải kể đến một khía cạnh khác. Washington thực sự đang sử dụng đồng USD như một vũ khí tài chính để gia tăng áp lực trừng phạt. Và đây là tín hiệu cho phần còn lại của thế giới: Đồng USD của Mỹ không đáng tin cậy, cần phải đa dạng hóa các phương thức thanh toán.
Theo dự đoán của Bank of America, kết quả cuối cùng của việc “biến đồng USD thành vũ khí trong kỷ nguyên trừng phạt mới” sẽ là sự mất giá trị của chính đồng tiền này.
Tin liên quan
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan