Vốn FDI vào ngành gỗ: Đừng vì "hạt sạn" mà bỏ "nồi cơm"
TPHCM: Vốn FDI giảm hơn một nửa | |
TPHCM: Thu hút gần 8,3 tỷ USD vốn FDI | |
Giải ngân vốn FDI: 11 tháng tăng 6,8% | |
Xu hướng đầu tư góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh |
Thời gian tới, thay đổi cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các DN FDI, các DN nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung là điều hết sức cần thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
FDI từ Trung Quốc dẫn đầu
Theo con số thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính đến hết năm 2019, tổng số DN FDI hoạt động trong ngành gỗ là 966, tăng 11,4% so với số DN FDI năm 2018. Tổng số vốn đầu tư đăng ký của các DN trong khối này đạt tới 6,3 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2018.
Dành sự quan tâm khá lớn cho nội dung FDI vào ngành gỗ, mới đây nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), Hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã cho ra đời báo cáo "Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách".
Báo cáo nêu rõ: Phần lớn các dự án FDI của ngành gỗ có quy mô vốn đăng ký đầu tư tương đối nhỏ, trung bình khoảng 4-6 triệu USD/mỗi dự án. Cụ thể, trong 99 dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ năm 2019 có 27 dự án có quy mô dưới 1 triệu USD theo vốn đăng ký, chiếm khoảng 27% trong tổng số dự án đăng ký. Trong số 27 dự án này có 17 dự án, tương đương gần 63%, có quy mô từ 0,5 triệu USD trở xuống mỗi dự án.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Tổ chức Forest Trends cho hay: Nguồn đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ dẫn đầu trong tất cả các nguồn đầu tư, trên cả ba khía cạnh là dự án mới, tăng vốn và mua bán sáp nhập. Cụ thể, đối với hạng mục các dự án FDI mới từ Trung Quốc, số lượng dự án tăng 2,3 lần và tổng vốn đầu tư của các dự án này tăng 3,4 lần so với năm 2018. Số lượt góp vốn mua cổ phần của các DN Trung Quốc là 117, tăng 1,46 lần so với năm 2018. Giá trị góp vốn tăng 2,3 lần, đạt trên 96 triệu USD năm 2019 so với 41,4 triệu USD năm 2018.
"Các dự án đầu tư FDI mới tăng rất nhanh, tập trung vào mảng chế biến gỗ và sản xuất các loại ván nhân tạo. Nguồn đầu tư mới chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Số lượt mở rộng vốn cũng như các hoạt động mua bán, sáp nhập DN diễn ra sôi động, với Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu", ông Tô Xuân Phúc nói.
Đáng chú ý, XK từ khối DN FDI tăng mạnh, đặc biệt sang thị trường Mỹ. Các mặt hàng là ván và ghế ngồi có kim ngạch XK lớn, tốc độ mở rộng kim ngạch cao, chủ yếu từ các DN khối châu Á, dẫn đầu là FDI Trung Quốc. Trong khi đó, NK các mặt hàng gỗ nguyên liệu từ khối FDI, đặc biệt đối với các loại mặt hàng thuộc nhóm ván nhân tạo và ghế ngồi có nguồn gốc từ Trung Quốc tăng đột biến.
"Các thông tin này khi ráp nối vào nhau cho thấy một số tín hiệu về gian lận thương mại có thể xảy ra trong một số DN FDI của Trung Quốc. Hình thức gian lận thương mại này cũng có thể xảy ra tại một số DN có liên quan đến nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc", ông Tô Xuân Phúc nhận định.
Chung tay nhặt "sạn" FDI
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) đánh giá: Năm 2019, thu hút FDI vào ngành gỗ tăng hơn 13% về tổng vốn, gấp đôi tốc độ tăng FDI trung bình cả nước trong tất cả các ngành. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên ngành gỗ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất. Trong khi tất cả các ngành tăng trưởng XK khá vất vả thì ngành gỗ lại tăng trưởng XK lớn, tập trung vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất đi Mỹ cũng là nhóm tăng trưởng mạnh NK từ Trung Quốc. Nhóm DN tăng trưởng FDI vào Việt Nam cũng là nhóm DN tăng trưởng XK đi Mỹ.
"Năm 2020, tôi nghĩ ngành gỗ cần chú ý hơn nữa. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực hơn 1 năm. FTA Việt Nam-EU dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020. Nguy cơ gian lận xuất xứ để tận dụng cơ hội từ các FTA này sẽ tăng lên. Ngành gỗ cần rất lưu ý, có khuyến nghị chính sách trong lựa chọn FDI, kiểm soát FDI", bà Trang nhấn mạnh.
Từ góc độ đại diện DN, ông Nguyễn Liêm, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương bày tỏ quan điểm: Tại Bình Dương nhiều FDI đầu tư vào ngành gỗ chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc. Đi thăm một số nhà máy của Trung Quốc thấy rằng, họ là những nhà sản xuất thực thụ của Trung Quốc, sau khi bị Mỹ áp thuế chuyển dịch, có xu hướng muốn liên doanh liên kết với DN Việt Nam. "Trong cùng một ngành hàng, tôi cảm nhận năng suất lao động của nhà máy Trung Quốc cao hơn Việt Nam khoảng 30-40%. Họ xây dựng được chuỗi cung lâu đời từ Mỹ, EU, Nga... Với vốn FDI cần sàng lọc thêm lần nữa, đừng vì “hạt sạn” mà đổ “nồi cơm”. “Nhặt sạn” FDI, các ngành phải có trách nhiệm, các DN, hiệp hội phải chung tay. Không có chuyện có sạn thì ngăn cản vốn đầu tư FDI vào Việt Nam từ bất kỳ quốc gia nào", ông Liêm nhấn mạnh.
Nhìn nhận các DN FDI đang và sẽ tiếp tục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành chế biến gỗ XK, theo ông Tô Xuân Phúc, thời gian tới thay đổi cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các DN FDI, các DN nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung là điều hết sức cần thiết. Cơ chế chính sách hiện hành nên tạo điều kiện cho sự hình thành các kết nối theo hướng khuyến khích các DN FDI thực hiện các liên kết với các DN nội địa và các bên có liên quan khác như hộ gia đình cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu. Cơ chế chính sách có thể được thiết lập theo hướng khuyến khích các DN FDI kết hợp với các DN trong nước, với các DN trong nước phụ trách những khâu nhất định trong chuỗi cung của các DN FDI.
"Chính phủ đang nỗ lực để kêu gọi các nguồn đầu tư chất lượng. Đó là loại bỏ các rủi ro của đầu tư không có trách nhiệm, đầu tư núp bóng, gian lận thương mại. Có một số tín hiệu cho thấy ngành gỗ đang tồn tại hạn chế này. Loại bỏ rủi ro trong đầu tư không có trách nhiệm, đầu tư núp bóng là vấn đề hết sức cần thiết đối với ngành. Các cơ quan quản lý cùng với các hiệp hội, các cơ quan nghiên cứu xác định các vấn đề rủi ro có liên quan đến khía cạnh này, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời, hiệu quả. Làm được điều này không chỉ giúp loại bỏ các hoạt động không bình đẳng trong đầu tư, thương mại mà còn góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh của ngành gỗ Việt trên trường quốc tế", ông Tô Xuân Phúc nói.
Năm 2019 các dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ tăng nhẹ so với con số 12 quốc gia, vùng lãnh thổ của năm 2018. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông là các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư chủ yếu vào ngành, với số dự án và tổng vốn đăng ký từ cả 4 quốc gia, vùng lãnh thổ này chiếm lần lượt là 82% và 84% trong tổng số dự án FDI mới và tổng vốn đăng ký của tất cả các dự án FDI trong ngành năm 2019. Các nguồn đầu tư FDI vào ngành có sự biến động trong năm 2019. Trong 4 quốc gia/vùng lãnh thổ có số lượng dự án mới đăng ký lớn, Trung Quốc và Hồng Kông là 2 nguồn có số lượng dự án và vốn đăng ký tăng so với năm 2018. Cụ thể, số dự án mới từ Trung Quốc tăng 2,3 lần và vốn đăng ký từ các dự án này tăng 3,4 lần; số dự án và vốn đăng ký của các dự án mới từ Hồng Kông tăng lần lượt là 2,5 lần và trên 3,5 lần trong cùng giai đoạn. |
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics