Vỡ mộng nhiên liệu sinh học
Chưa xây xong đã “chết yểu”
Từ cuối năm 2007 Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015 và tầm nhìn đến 2025”, với mục tiêu tổng quát phát triển nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Theo đề án, giai đoạn 2011-2015 Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 18 triệu lít nhiên liệu sinh học, đáp ứng 0,1% nhu cầu xăng dầu cả nước. Đến năm 2025 sẽ sản xuất khoảng 2,1 tỉ lít nhiên liệu sinh học, đáp ứng 5% tổng nhu cầu xăng dầu. |
Triển khai cách đây hơn 6 năm, từ tháng 6-2009, nhà máy có diện tích hơn 50 ha này dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012. Thế nhưng từ cuối năm 2011 đến nay dự án dừng thi công, toàn bộ hệ thống nhà xưởng lâm cảnh “chết yểu”.
Thiếu vốn được cho là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến dự án này chẳng thể hoàn thành việc xây dựng. Triển khai với “tiến độ rùa”, giá vật tư, thiết bị, chi phí nhân công… đều đội lên khiến tổng thầu gặp khó, muốn chủ đầu tư điều chỉnh giá song không được chấp thuận. Từ đó, dự án dừng hẳn đến giờ.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến khi dừng triển khai, các hạng mục chính của dự án đã được triển khai thi công với phần lớn khối lượng đã hoàn thành. Dự án tạm dừng thi công do khó khăn về vốn. Chủ đầu tư và các bên góp vốn chưa thống nhất phương án xử lý giá trị hợp đồng và do tình hình tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu sinh học trên thực tế rất chậm.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết: Dự án này khởi công những năm 2009, đến giờ phút này vẫn không ra được giọt dầu nào. Nghe bảo rằng giá bán sản phẩm thấp trong khi giá thành làm ra sản phẩm cao quá nên họ không muốn tiếp tục thực hiện. Giờ chỉ còn mấy người ở đó. Sáng họ đến nhà máy, không biết làm gì, chiều lại đánh xe về.
Bản thân lãnh đạo huyện Tam Nông cũng không biết bao giờ nhà máy khởi động trở lại.
Các dự án khác đồng loạt dừng hoạt động
Không phải đến bây giờ, vấn đề của những nhà máy ethanol trên khắp cả nước mới được phát hiện. Từ năm 2012-2013, hoạt động của các nhà máy ethanol đã “nóng” trên các mặt báo khi số ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng ngày một tăng lên.
Ngay từ năm 2014, một báo cáo của Bộ Công Thương đã chỉ ra rằng, trong số 7 nhà máy đang thực hiện, thì đa phần đều “chết lâm sàng” hoặc hoạt động cầm chừng. Cụ thể Nhà máy sản xuất ethanol Đại Tân tại Quảng Nam, công suất thiết kết 100.000 tấn ethanol/năm, tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng, sau khi đưa vào hoạt động đến năm 2012 nhà máy ngưng hoạt động. Nhà máy Ethanol Đại Việt (Đắc Nông), công suất thiết kế 55.000 tấn ethanol/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng đi vào hoạt động năm 2011 nhưng tháng 4-2013, nhà máy này đã chính thức dừng hoạt động. Nhà máy Ethanol ĐăkTô (tỉnh Kon Tum) có công suất thiết kế 50.000 tấn ethanol/năm, nhưng đã sớm đắp chiếu vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn pha chế thành xăng E5.
Một nhà máy khác của PVN góp vốn là nhà máy ethanol Bình Phước đã xây dựng toàn bộ dự án, chạy thử nghiệm và cho ra sản phẩm, nhưng vì không có thị trường tiêu thụ nên dự án này phải tạm ngừng. Còn nhà máy thứ ba của PVN là Ethanol Dung Quất cũng phải dừng hoạt động từ tháng 4-2015. Như vậy, 3 nhà máy có sự tham gia của PVN đều đã đóng cửa.
Trả lời báo chí, lãnh đạo nhà máy Bio - Ethanol Dung Quất cho hay, từ khi hoàn thành, nhà máy hoạt động được một thời gian rồi liên tục ngưng hoặc sản xuất cầm chừng do thua lỗ. Theo lãnh đạo nhà máy này, từ tháng 4-2015 đến nay, nhà máy phải dừng sản xuất vì sản phẩm làm ra không bán được do giá thành cao, thua lỗ nặng. Nguyên nhân thua lỗ là do giá ethanol trên thị trường dưới 2.000 đồng/lít, thấp hơn giá thành sản phẩm của nhà máy. Cả nước hiện chỉ có 8 địa phương tiêu thụ xăng E5, trung bình mỗi tháng tiêu thụ tổng cộng 2.000 m3 ethanol, chỉ bằng 24% công suất của Nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất.
Theo các chuyên gia, việc xăng E5 không được bán rộng rãi trên thị trường, người dân thờ ơ với xăng E5 được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà máy sản xuất Ethanol – nguyên liệu pha chế làm xăng E5 phải lâm cảnh khốn đốn như hiện nay. Bởi lẽ, đầu ra cho các sản phẩm của nhà máy không được đảm bảo.
Thực tế này cũng đã khiến Chính phủ phải nhiều lần tổ chức các cuộc họp gỡ khó. Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến ngày 1-6-2016 đạt 100% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 100% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, đến ngày 1-6-2016 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5. Phó Thủ tướng cũng đồng ý tiếp tục áp dụng trong năm 2016 biện pháp trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 thấp hơn đối với xăng khoáng RON 92 để tạo chênh lệch giá bán xăng E5 thấp hơn so với giá bán xăng khoáng RON 92 nhằm khuyến khích sử dụng xăng E5.
Trong bối cảnh này, các chuyên gia cho rằng nếu không có những cơ chế, chính sách đặc thù, thì các nhà máy sản xuất ethanol nói chung khó lòng vượt qua giai đoạn gian nan này.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics