Vĩnh Phúc lập kỷ lục mới trong thu ngân sách nhà nước
Khu vực DN FDI có đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh năm 2022. Ảnh minh họa: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc (Ảnh: Nguyễn Lượng). |
Hoàn thành 17/17 chỉ tiêu năm 2022
Để hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra trong năm 2022, việc đổi mới phương thức lãnh đạo, công tác đánh giá cán bộ, phân cấp phân quyền, giao nhiệm vụ gắn với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị là những điểm nhấn then chốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quán triệt đồng bộ, sâu sát tới toàn bộ các cấp lãnh đạo quản lý tại Vĩnh Phúc.
Phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới rõ nét; cấp ủy, chính quyền ngày càng sâu sát, cụ thể, gần dân, sát dân và hướng tới nhân dân, đi vào trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Trong năm, tỉnh đã ban hành 44 cơ chế, chính sách, trong đó chủ yếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy nâng cao đời sống, thu nhập và phúc lợi cho nhân dân; các chính sách rất sát, đúng và hướng tới người dân.
Đây cũng là năm tỉnh đổi mới công tác đánh giá cán bộ, phân công, phân cấp, phân quyền, giao nguồn lực, gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, tổ chức; thực hiện giao việc và đánh giá cán bộ bằng sản phẩm đối với 43 người đứng đầu các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban, ngành; Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố... qua đó đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao.
“Khi bắt đầu thực hiện giao việc và đánh giá cán bộ bằng sản phẩm có lúc chúng tôi nhận được sự phản ứng khá mạnh, tuy nhiên, đến cuối năm kết quả cho thấy, rất nhiều tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn trong 5 năm, thậm chí 10 năm qua đã được giải quyết trong năm 2022’, ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Đổi mới phương thức lãnh đạo là một trong những điểm sáng của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2022. |
Việc đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, sự nỗ lực rất lớn của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và sự quyết tâm, đồng lòng từ phía DN, nhân dân góp phần làm nên kết quả tích cực trong phát triển KT-XH của địa phương với việc 17/17 chỉ tiêu chỉ tiêu đạt và vượt nghị quyết HĐND tỉnh giao.
Các chỉ số kinh tế có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,54%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây, điều đó giúp Vĩnh Phúc nằm trong tốp các tỉnh có chất lượng tăng trưởng ổn định và cao của cả nước. GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9 toàn quốc.
Đặc biệt, thu ngân sách của tỉnh cán mốc mới, đạt 40 ngàn tỷ đồng, đạt mục tiêu của nhiệm kỳ; chi ngân sách đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu tín dụng chủ yếu cho vay sản xuất; nợ xấu chiếm 0,71% tổng dự nợ.
Cải cách hành chính thực sự đi vào chiều sâu khi chỉ số PCI xếp thứ 5, chỉ số Par-Index xếp thứ 5, chuyển đổi số xếp thứ 12 toàn quốc), là một trong 3 địa phương được VCCI tặng giải thưởng địa phương xuất sắc trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo năm 2022…
Thu hút đầu tư đạt kế hoạch đề ra ở mức cao, sau 2 năm đạt 1,6 tỷ USD, gần đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ (từ 2 đến 2,5 tỷ USD). Giải quyết việc làm ổn định, lương và thưởng công nhân ở mức cao cả nước.
Về xã hội, GD&ĐT có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều giải quốc gia và quốc tế; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,97%, cao nhất từ trước đến nay, điểm trung bình xếp thứ 2 toàn quốc.
Thu ngân sách vượt xa dự toán
Theo chia sẻ của ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, với kết quả tăng trưởng GDP 9,54%, Vĩnh Phúc nằm trong Top các tỉnh có chất lượng tăng trưởng ổn định và cao của cả nước, vượt xa chỉ tiêu của toàn quốc cũng như chỉ tiêu của HĐND giao, nhưng điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng này được duy trì trong nhiều năm, thậm chí suốt cả trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất.
“Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của Tỉnh và là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, bởi một nền kinh tế trồi - sụt sẽ tác động rất lớn đến đời sống xã hội của người dân…”, ông Lê Duy Thành nói.
Có được điều đó, trong năm qua, Vĩnh Phúc đã tăng cường triển khai, rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước trên tất cả các ngành, lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực cho phát triển KT-XH, đặc biệt là tháo gỡ nút thắt về đất đai, tăng cường giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN…
Trong số các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ “về đích sớm”, ông Lê Duy Thành nhấn mạnh đến việc thu ngân sách của tỉnh cán mốc 40 nghìn tỷ đồng, đáng chú ý, thu nội địa đạt trên 33 nghìn tỷ đồng, trong đó, nếu xem xét kỹ cơ cấu thu thì nguồn thu từ sản xuất kinh doanh chiếm đến 80%...
Đây là kết quả đáng tự hào của Vĩnh Phúc trong bối cảnh nhiều địa phương khác tuy có mức thu ngân sách tăng cao nhưng tỷ lệ thu từ đất đai lớn.
Theo báo cáo của cơ quan Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí được thực hiện hiêu quả, kịp thời, chính xác đã thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời kích cầu nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó đóng góp tích cực đến nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Kết thúc năm 2022, thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã xác lập kỳ tích mới, cán mốc 40 nghìn tỷ đồng, vượt xa số thu ngân sách dự toán được giao (trên 33,1 nghìn tỷ đồng), trong đó, số thu chủ đạo từ nguồn thu của DN có vốn đầu tư nước ngoài (đạt gần 25 nghìn tỷ đồng).
Đây là năm số thu ngân sách của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay, khẳng định quyết tâm, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN).
Đối với nguồn thu XNK, ngay từ giữa tháng 11/2022 tất cả các chỉ tiêu được giao của Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đều đã hoàn thành, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tính đến hết tháng 12/2022, tổng thu ngân sách từ hoạt động XNK trên địa bàn do Hải quan Vĩnh Phúc quản lý ước đạt gần 7 nghìn tỷ đồng.
Năm 2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua Chương trình công tác năm 2023 với 160 nhiệm vụ, cùng các chỉ tiêu cụ thể như: tăng trưởng kinh tế từ 8,0 ‑ 9,5%. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành. Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 32.398 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.398 tỷ đồng. Thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.000 tỷ đồng vốn DDI. Tỷ lệ dân số đô thị đạt 48%. |
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics