Vinatex chủ động định hướng kinh doanh trong bất định
Vinatex cam kết cung ứng đủ khẩu trang, bán đúng giá | |
Vinatex làm gì để vượt khó nửa cuối năm? | |
Vinatex đề xuất ngân hàng linh hoạt trong đánh giá doanh nghiệp |
Vinatex không thể lập kế hoạch dài hơi như trước. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Sợi, may điêu đứng
Theo Vinatex, tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn này đã trải qua hơn 5 năm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (Vinatex hoàn thành cổ phần hóa ngày 29/1/2015).
Trong giai đoạn 2015-2020, Vinatex đạt doanh thu hàng năm tăng trưởng trung bình 12,6%, lợi nhuận tăng 2,5%, cổ tức chia trung bình 5%, riêng năm 2018 chia cổ tức 6%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thực hiện được, phải dịch chuyển thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) bị chậm thực thi đã khiến cho những thuận lợi mà Vinatex cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành kỳ vọng không trở thành hiện thực.
Đặc biệt, 2 yếu tố rủi ro có tác động mạnh nhất lên "sức khỏe" của Vinatex và toàn ngành dệt may Việt Nam là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.
Vinatex nêu rõ, từ giữa năm 2019, ảnh hưởng xấu của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã phát tác, khiến doanh thu sụt giảm nhiều, nhất là trong ngành sợi.
Việc đại dịch Covid-19 bùng phát buộc Trung Quốc "đóng băng" sản xuất vào đầu năm 2020. Vốn xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc nên động thái trên của Trung Quốc đã đẩy ngành sợi của Việt Nam vào cảnh điêu đứng.
"Trong vòng 2 thập niên qua, có thể nói 2019-2020 là 2 năm khó khăn nhất đối với ngành sợi. Tính đến hết năm 2020, ngành sợi phải gồng mình chịu lỗ trong suốt 30 tháng. Đây là một cuộc chiến cực kỳ cam go và sẽ còn tiếp diễn đối với ngành sợi", đại diện Vinatex nhấn mạnh.
Ngành may tuy không rơi vào tình cảnh khó khăn như sợi, nhưng cũng ảnh hưởng sức tăng trưởng trong năm 2019 và sụt giảm doanh thu từ 20%-25% trong 2 quý đầu năm 2020.
Cho tới quý 3, quý 4/2020, với tình hình căng thẳng Mỹ – Trung Quốc, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể được kiểm soát hoàn toàn, người tiêu dùng trên toàn thế giới thắt chặt chi tiêu, cũng như có những đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn về mặt hàng thời trang, Vinatex đánh giá nhiều khả năng các đơn hàng may mặc sẽ tiếp tục bị hủy, hoãn, hoặc phải thay đổi.
Thực tế hiện tại khiến khó có thể dự đoán chính xác doanh thu ngành may sẽ sụt giảm tới đâu.
Kinh doanh trong bất định
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ, trong bối cảnh hiện tại, Vinatex buộc phải xác định kinh doanh trong một thị trường bất định, khó có thể dự báo chính xác và không thể lập kế hoạch dài hơi như trước.
"Trong giai đoạn 5 năm lần thứ 2 sau cổ phần hóa (2020-2025), Tập đoàn cần liên tục cập nhật tình hình biến đổi của thị trường, đưa ra phương án mới và xoay chuyển sản xuất kịp thời", ông Lê Tiến Trường nói.
Về mục tiêu cụ thể, với tình hình thị trường suy giảm sâu, bất định và khó lường, khó dự đoán, Vinatex đặt mục tiêu vào giữa nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ đạt mốc kết quả sản xuất kinh doanh bằng năm 2019, từ đó có đà tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP.
Giải pháp cho giai đoạn tới được ông Lê Tiến Trường nhắc tới là quản trị tinh gọn, hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh của Vinatex, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh với tiêu chí sản xuất xanh, bền vững, tận dụng công nghệ 4.0 trong quản trị và sản xuất kinh doanh...
Chia sẻ thêm tiếng nói liên quan tới góc độ Vinatex vượt khó, ông Đặng Vũ Hùng, Tổng Giám đốc Vinatex nêu rõ, thời gian tới để nâng cao vị thế, Tập đoàn sẽ tập trung vào một số cụm giải pháp.
Điển hình là tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn diện từ sợi-dệt-nhuộm hoàn tất – may để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ của Hiệp định CPTPP cũng như EVFTA; đầu tư các trung tâm phát triển sản xuất trên nền tảng ý tưởng sáng tạo Việt Nam để phục vụ thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại thu hút mạnh mẽ các tổ hợp sản xuất hàng thời trang; đầu tư logistic chuyên nghiệp nhằm giảm chi phí; đầu tư phát triển nguồn lực chất lượng cao để có đủ năng lực đáp ứng nhanh sự thay đổi của môi trường kinh doanh hàng may mặc trong nước và quốc tế...
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, sản xuất dệt tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất trang phục giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo đà sụt giảm, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4%. |
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics