Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong biến động
Vốn FDI vẫn "đổ" mạnh vào các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam | |
MEGASTORY: Việt Nam chủ động đón vốn FDI trong đại dịch | |
Mặc dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư |
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty EVA trong khu công nghiệp Vsip (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN |
Điểm đến chiến lược
Tháng 3/2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Long An đã ghi dấu ấn với dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) có tổng vốn đăng ký lên đến trên 3,1 tỷ USD, với mục tiêu truyền tải và phân phối điện.
Không chỉ Long An, nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đã liên tục ghi nhận nhiều dự án có vốn FDI “khủng” như: dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD; dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD. Mới đây nhất, Tập đoàn LEGO đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) để xây dựng nhà máy thứ 6 của mình tại tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD…
Tính đến ngày 20/11/2021, theo ghi nhận của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD. Tuy chỉ tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng kết quả này được ghi nhận là thành tích nổi bật của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Không chỉ vậy, vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm tiếp tục duy trì mức tăng ấn tượng so với cùng kỳ. Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang sụt giảm và có nhiều điều chỉnh do tác động từ đại dịch Covid-19.
Trong 11 tháng qua, có 1.577 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 11 tháng. Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang sụt giảm và có nhiều điều chỉnh do tác động từ đại dịch Covid-19.
FDI tiếp tục gia tăng
Nhiều chuyên gia và các tổ chức nước ngoài đều có chung nhận định, làn sóng Covid-19 thứ 4 để lại "di chứng" trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc. Xu hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi Việt Nam từng bước quay trở lại “bình thường mới”, các bản thỏa thuận hợp tác về thương mại và đầu tư giữa các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài đang được tăng cường ký kết.
Theo đó, đã có 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản được ký kết trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính (từ ngày 22 đến 25/11/2021). Trong số này, có các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tổng trị giá nhiều tỷ USD như: thỏa thuận hợp tác đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn trị giá 1,75 tỷ USD; dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD…
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam từ ngày 15 đến 19/12/2021, hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc và Ấn Độ cũng đã cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong các lĩnh vực như: năng lượng, bán dẫn và ICT, hợp tác đầu tư trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, năng lượng sạch…
Trong chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 tại New York (Mỹ), bên cạnh tiếp xúc song phương với nguyên thủ các quốc gia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng có cuộc gặp với đại diện của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Mỹ và chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD của các tập đoàn này với doanh nghiệp Việt Nam như: lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn UPC Renewables (Mỹ) với tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD; biên bản ghi nhớ với GE trị giá 2,4 tỷ USD để hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG cũng như sử dụng tuabin và máy phát điện của GE…
Đánh giá về triển vọng thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời gian tới, ông Harry Loh, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam nhận định, dòng vốn FDI sẽ duy trì khả năng phục hồi nhờ 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, bất chấp những trở ngại từ các hạn chế và cấm đi lại liên quan đến Covid-19, vốn FDI vẫn chảy mạnh mẽ vào Việt Nam. Thứ hai, xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu vẫn đang tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Thứ ba, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đã được cải thiện đáng kể.
“Với việc chuyển hướng trong ứng phó với đại dịch, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ và dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn sẽ gia tăng”, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam khẳng định.
Để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có liên quan cần thực hiện một số giải pháp nhằm “giữ chân” và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, cần xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI với điều kiện đầu tư, hệ thống pháp luật minh bạch, dễ dự đoán trên nền tảng phát triển nền kinh tế thị trường kết nối toàn cầu bằng các quy tắc của pháp luật. Đồng thời, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có năng lực, khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để giữ vững và bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước.
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK