Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
Tăng trưởng chưa tương xứng tiềm năng
Buổi làm việc nhằm đánh giá tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021-2025
Báo cáo đánh giá tổng quát việc thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.
Qua đánh giá sơ bộ 18/21 chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 142/2016/QH13, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt và 4 chỉ tiêu không đạt mục tiêu (gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị).
Hiện nay chưa có thông tin, số liệu của 3 chỉ tiêu, gồm: bội chi ngân sách nhà nước so với GDP, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân và tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đến năm cuối kỳ.
Tuy nhiên, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững; tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách và bắt kịp các nước trong khu vực.
Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa thực sự dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn. Mô hình tăng trưởng vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải, đầu tư công vẫn còn bố trí vốn dàn trải, thiếu vốn dẫn đến công trình chậm khánh thành, hiệu quả không cao, đầu tư vẫn thiếu đồng bộ, có vốn nhưng không giải ngân được do triển khai chậm, vướng mắc thủ tục, vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Sẽ có bức tranh sạch về đầu tư công
Về dự kiến các mục tiêu chủ yếu cho giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết: bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
Để đạt được những mục tiêu trên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chắc chắn chúng ta phải đi theo con đường cải cách và đổi mới rất mạnh mẽ.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Bộ sẽ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch theo Luật Quy hoạch từ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; xây dựng các mô hình kinh tế mới; xây dựng các cơ chế chính sách mới… đồng thời, tập trung vào giải quyết các vấn đề tồn tại để huy động nguồn lực.
Bộ cũng sẽ tập trung vào bám sát chỉ đạo đối với nguồn ngân sách Trung ương; xử lý những vấn đề nợ đọng; vốn đối ứng cho ODA, tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án còn tồn đọng; hạn chế tối đa khởi công mới; đồng thời, giải quyết căn cơ những tồn tại, hạn chế… Sau này, chúng ta sẽ có bức tranh sạch về đầu tư công.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, giai đoạn 2021- 2025 sẽ rất khác giai đoạn trước; đặc biệt, năm 2021 sẽ rất khó khăn, đại dịch Covid-19 chưa thể dừng lại trước tháng 6/2021. Do đó, đề nghị Bộ KH&ĐTcần xây dựng kế hoạch nguồn vốn ngân sách và Bộ cần thắt chặt kế hoạch trong 5 năm tới.
Đồng thời, Bộ KH&ĐT cần xử lý dứt điểm những điểm nghẽn về thể chế để giải phóng những dự án chậm tiến độ đối với các dự án điện, hàng không, đường sắt và 11 công trình tuyến cao tốc Bắc Nam…
Đồng thời, Bộ cần chuẩn bị tốt cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để Quốc hội cho ý kiến. Bộ cũng cần tập trung cho các dự án dở dang đi vào hoạt động; bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia (như cao tốc Bắc – Nam)...
Ông Nguyễn Đức Hải cho rằng, đối với kế hoạch giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về vốn sẽ tăng gần gấp 2, gấp 3, như vậy sẽ vượt quá khả năng cân đối.
Trong khi đó, mục tiêu còn dàn trải, số lượng các dự án khởi công mới nhiều, thứ tự ưu tiên chưa rõ ràng. Do đó, Bộ KH&ĐT cần cân đối khả năng nguồn vốn, đặc biệt cần chú ý đến nguồn vốn đầu tư công giải ngân.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK