Việt Nam tiếp tục là địa điểm thuận lợi để hội tụ các chuỗi cung ứng
![]() | Doanh nghiệp đối diện khó khăn khi phục hồi sản xuất |
![]() |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Ông đánh giá như thế nào về những tác động của dịch Covid-19 tới các ngành hàng sản xuất công nghiệp có trị giá XK lớn như dệt may, da giày trong thời gian giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phía Nam vừa qua và ở thời điểm hiện tại, khi các địa phương dần mở cửa kinh tế trở lại?
Dệt may, da giày là 2 ngành đóng góp rất lớn vào kim ngạch XK của cả nước. Đặc biệt, hiện nay vị thế của ngành dệt may, da giày Việt Nam trong chuỗi cung ứng trên thế giới đã được khẳng định, xác lập khi Việt Nam là nước XK da giày lớn thứ 2 thế giới và nằm trong nhóm 5 nước XK dệt may lớn nhất thế giới.
2 ngành này có đặc điểm chung là sử dụng rất nhiều lao động. Vừa qua, tác động của dịch chủ yếu nằm ở việc hạn chế di chuyển để phòng chống dịch. Điều này ngay lập tức gây ảnh hưởng đến người lao động. Biện pháp chống dịch trong đó có giãn cách xã hội đã gây ra “cú sốc” lớn cho cả DN lẫn người lao động. DN lo lắng không thể đảm bảo đơn hàng, phải trả thêm chi phí cho các biện pháp chống dịch khi áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”… Người lao động trước hết lo về mặt an toàn sức khoẻ.
Có thể thấy rằng, sau giãn cách những mối lo đó vẫn chưa hết, thể hiện ở dòng người lao động vẫn đang tiếp tục di chuyển qua khoảng cách rất xa từ các trung tâm sản xuất về quê. Tất cả những điều đó đặt ra suy nghĩ, trách nhiệm cho các cơ quan quản lý cả cấp Trung ương cũng như địa phương.
Mô hình chống dịch của Việt Nam hiện tại đã chuyển từ tập trung sang phân tán. Ông có thể phân tích rõ hơn những ưu điểm của mô hình này trong việc hỗ trợ các DN nhanh chóng tái sản xuất trở lại, đồng thời có lưu ý gì cho các DN nhằm phát huy cao nhất hiệu quả từ mô hình này?
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội): Trình Chính phủ cho phép người lao động linh hoạt làm thêm giờ
Hiện nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép nới lỏng, linh hoạt hơn trong vấn đề cho phép người lao động làm thêm giờ. Cụ thể, Bộ đang đề xuất thứ nhất, không áp dụng trần làm thêm giờ theo tháng là không quá 40 giờ/tháng. Thứ hai, trần làm thêm giờ theo năm trước đây được áp dụng 300 giờ/năm cho một số lĩnh vực, ngành nghề thì hiện nay đề xuất tất cả các ngành nghề đều được áp dụng. Ngoài ra, Bộ cũng đang xây dựng đề án tổng thể phục hồi thị trường lao động sau đại dịch. Một trong những nhóm nhiệm vụ lớn đề cập trong đề án này là đảm bảo nguồn cung lao động để đáp ứng yêu cầu. Tình trạng thiếu hụt lao động sau đại dịch rất rõ khi hàng trăm nghìn người lao động rời bỏ các thị trường tập trung để về quê. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất áp dụng “thẻ xanh” Covid-19 cho người lao động. Bên cạnh đó, điều kiện để mở lại sản xuất hiện nay đang quá phức tạp, quá nhiều chi phí, đảm bảo an toàn nhưng cũng có những thứ phải xem xét lại. Ví dụ, DN đã áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” mà hàng tuần vẫn phải xét nghiệm Covid-19, dường như xét nghiệm hơi lãng phí, phát sinh chi phí cho DN. Bên cạnh đó, người lao động tiêm vắc xin rồi mà không có khác biệt gì… Uyển Như (ghi) |
Việc chuyển từ mô hình chống dịch tập trung sang phân tán giúp DN thuận lợi hơn. DN đáp ứng được các điều kiện thì có thể duy trì sản xuất.
Mô hình chống dịch tập trung nghĩa là trước đây các biện pháp chống dịch chủ yếu thông qua các biện pháp của chính quyền. Ví dụ như, cách ly tập trung, chữa bệnh tập trung. Biện pháp giãn cách hoàn toàn thực hiện theo mệnh lệnh, không có sự lựa chọn nào khác cho DN hoặc rất ít sự lựa chọn.
Hiện nay mô hình này đã thay đổi, đưa quyền cũng như trách nhiệm của các chủ thể lên cao hơn. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể như DN tự lo việc đảm bảo điều kiện an toàn dịch tễ, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tại DN; trao cho các DN quyền tự xét nghiệm, tự áp dụng các biện pháp phòng dịch, chống dịch. Trước đó, việc DN có thể tự tìm vắc xin cũng đã được khẳng định ngay từ đầu. Nếu DN có thể chủ động tìm đến được nguồn vắc xin hay thuốc chữa thì có thể sử dụng cho người lao động của mình.
Thời gian qua, mô hình y tế lưu động đã áp dụng rất tốt nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế tập trung như các bệnh viện. Hệ thống y tế phường xã đã làm rất tốt chức năng của mình hỗ trợ cho các ca nhiễm từ F0 đến F1 ở các địa phương cách ly tại nhà. Mô hình đó cũng sẽ được áp dụng ở DN.
Nói cách khác, thời gian tới các DN cũng phải xây dựng cơ sở như tổ hay phòng y tế của DN để hướng dẫn người lao động thực hiện các biện pháp phòng dịch. Mặt khác, khi có các vấn đề liên quan, đây sẽ là lực lượng tại chỗ giúp DN xử lý dịch bệnh, qua đó đảm bảo được hoạt động sản xuất, tránh lặp lại tình trạng chỉ có 1 ca F0 mà hàng nghìn, hàng vạn công nhân phải nghỉ làm, cả DN phải đóng cửa, tạo ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như thời gian qua.
Các địa phương hiện vẫn đang áp dụng những quy định khác nhau trong việc cho DN hoạt động trở lại hậu giãn cách cũng như cho phép người lao động di chuyển. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho cộng đồng DN muốn nhanh chóng khôi phục sản xuất. Theo ông, thời gian tới cần triển khai những giải pháp như thế nào để tháo gỡ vấn đề này?
Hiện nay, Chính phủ đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh như tiếp tục tiêm phủ vắc xin, động viên các nguồn để có thể có được vắc xin nhiều hơn, thậm chí là tiếp cận nguồn thuốc chữa bệnh Covid-19. Làm sao mở cửa trở lại nhanh nhất thông qua dỡ bỏ các hàng rào, dỡ bỏ những biện pháp đã từng gây nên đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ yếu là sự di chuyển của người lao động.
Một bất cập dễ thấy hiện nay là các địa phương vẫn đang áp dụng những biện pháp rất khác nhau trong việc cho phép người lao động di chuyển. Có thông tin là TPHCM phải đi đàm phán với từng tỉnh giáp ranh để có thể cho người lao động di chuyển. Nếu Chính phủ có thể có văn bản chung đưa ra những tiêu chí nhất định, đáp ứng tiêu chí đó thì người lao động được phép di chuyển, không bị hạn chế về ranh giới địa lý của các tỉnh thành thì sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều.
Các địa phương cũng có thể căn cứ vào đó để thấy rằng địa phương đã đáp ứng được hay chưa, thậm chí địa phương bắt buộc phải thực hiện chứ không thể nói rằng quyền của địa phương này với địa phương kia. Tôi được biết, Chính phủ cũng đang xem xét để đưa ra quy định như vậy, tạo thuận lợi cho các địa phương và sau đó là các DN, người lao động.
Ông có thông điệp gì muốn gửi tới các nhãn hàng, doanh nghiệp quốc tế nhằm củng cố niềm tin vào khôi phục sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng công nghiệp chế biến, chế tạo điển hình như dệt may, da giày…?
Đối với các nhãn hàng, các DN, hiệp hội quốc tế, tôi xin khẳng định Việt Nam tiếp tục là địa điểm thuận lợi để hội tụ các chuỗi cung ứng. Việt Nam có những yếu tố thuận lợi về địa lý, nhân công, đầu vào hợp lý. Mặt khác, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dệt may, da giày cũng được thiết lập khá sâu ở Việt Nam. Do vậy, kêu gọi các nhãn hàng tiếp tục tin tưởng vào chính quyền Việt Nam, các hiệp hội, DN Việt Nam. Việt Nam đã nỗ lực để vượt qua khó khăn trong giai đoạn vừa qua, dần khôi phục lại hoạt động sản xuất, qua đó giúp các DN, nhãn hàng duy trì, mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu
15:46 | 11/07/2025 Hải quan

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh
14:29 | 11/07/2025 Hải quan

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại

“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Thị trường tài chính xanh sẽ phát triển mạnh mẽ

Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

AMV bị cắt margin và loạt cảnh báo 'trói chân' nhà đầu tư

Nhiều cơ hội cho thị trường tài chính xanh
