Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện bỏ cấm vận Cuba
Đồng thời, ông cũng bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ thay đổi chính sách phi lý và tàn bạo đối với Cuba, đưa ra những quyết định dựa trên phẩm giá và cảm xúc của công dân Mỹ.
Trước đó, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba đã cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của Cuba.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cuba cho biết lệnh cấm vận đã mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn hơn 1.000 tỷ USD.
Ông cũng ghi nhận những bước tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ khi Mỹ và Cuba tuyên bố bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 2014.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba bày tỏ hy vọng mối quan hệ Cuba-Mỹ tiếp tục đà phát triển tốt đẹp trong thời gian tới và Cuba mở rộng cửa đón nhận công dân Mỹ du lịch tới Cuba, tăng cường các hoạt động giao lưu khoa học, văn hóa và thể thao, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có mối quan tâm chung như thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, phát biểu tranh luận và giải thích phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, đại diện các nước và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo… đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.
Đại diện của liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc hội gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, đồng thời nhấn mạnh việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ tạo điều kiện để Cuba mở cửa nền kinh tế từ đó người dân Cuba có thể được thụ hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Theo EU, lệnh cấm vận không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích Cuba mà ảnh hưởng cả Mỹ và EU.
Đại diện Ấn Độ nêu bật những tác động tiêu cực mà lệnh cấm vận gây ra đối với người dân Cuba, như kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của Cuba, gây ra sự tăng giá đối với các hoại hàng hóa, công nghệ, dịch vụ… làm ảnh hưởng tới quyền con người ở đất nước này nhất là quyền được hưởng các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, lương thực, phát triển.
Đại diện Iran cũng cho rằng lệnh cấm vận của Mỹ đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân Cuba, nhất là các lĩnh vực quan trọng của xã hội như sức khỏe cộng đồng, lương thực, nông nghiệp, ngân hàng, thương mại, đầu tư, du lịch…
Lệnh cấm vận đã ngăn cản Cuba tiếp cận các thị trường, các nguồn vốn viện trợ từ các thể chế tài chính, cản trở sự chuyển giao công nghệ, sự phát triển kinh tế xã hội của Cuba. Lệnh cấm vận cũng ngăn cản việc tiếp cận Internet, sự trao đổi văn hóa, thể thao, khoa học, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Cuba.
Phát biểu đại diện cho nhóm châu phi, Cộng hòa Sierra Leone bày tỏ mong muốn Mỹ gỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm vận để người dân Cuba có được cuộc sống tốt hơn, đúng như chủ đề của Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030 là “không ai bị bỏ lại phía sau.”
Thay mặt cho cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe, đại diện Ecuador lên án chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cuba là đi ngược lại tinh thần, nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Ecuador hy vọng Mỹ sẽ sớm gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba và rút khỏi nhà tù Guantanamo.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định Việt Nam phản đối lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba vì đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, quyền tự quyết dân tộc và cùng tồn tại hòa bình.
Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, do đó là đối thoại và thương lượng, chứ không phải bạo lực, cấm vận là chìa khóa để đạt được nền hòa bình lâu dài.
Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, bỏ cấm vận chống Cuba.
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK