Việt Nam - điểm đến an toàn, vị thế ngày càng được nâng cao
Nâng vị thế Việt Nam qua những sự kiện đối ngoại năm 2017 | |
Bốn nhân tố tạo nên vị thế Việt Nam trong chính sách của Nga | |
Nghĩ về vị thế Việt Nam | |
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao |
Không phải ngẫu nhiên, Washington và Bình Nhưỡng đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai. Xét về ý nghĩa ngoại giao trong đó có yếu tố trung lập, sự mến khách của nước chủ nhà, môi trường thuận lợi và năng lực tổ chức sự kiện tầm cỡ thế giới, một số địa điểm khác trong khu vực hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu này của Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, Hà Nội (Việt Nam) vẫn vượt qua được các ứng cử viên “nặng ký” là bởi cả Mỹ và Triều Tiên đều tìm thấy những đặc trưng riêng của Hà Nội phù hợp với những tiêu chí mà hai nước đã đặt ra cho sự kiện trọng đại có ý nghĩa với thế giới này.
Việc Việt Nam được chọn là nơi tổ chức một sự kiện quốc tế quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng và dư luận thế giới không chỉ cho thấy sự tin tưởng của Mỹ và Triều Tiên đối với đất nước hình chữ S, mà còn khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam, là một điểm đến an toàn, có vai trò, đóng góp tích cực và trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế nhằm hướng tới hòa bình và phát triển.
Có thể nói với một nền chính trị ổn định, môi trường an ninh an toàn, thậm chí còn được Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận là nước có mức độ đảm bảo an ninh, an toàn thuộc top đầu thế giới như trong báo cáo đưa ra hồi tháng 1/2018 đã đủ để Việt Nam “ghi điểm” trước các đối thủ khác. Việc tổ chức thành công nhiều hội nghị có tầm cỡ quốc tế, trong đó phải kể đến 2 lần đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong 11 năm, đảm bảo tuyệt đối cho hàng vạn quan chức quốc tế, trong đó có cả những nhà lãnh đạo các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga… cũng đã khẳng định uy tín của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Chưa kể việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai được tổ chức tại Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 20 năm thủ đô của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” lại càng mang ý nghĩa biểu tượng lớn.
Lý giải nguyên do Việt Nam được chọn để tổ chức cuộc gặp này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng: “Việt Nam hiện đang tiến hành chính sách đối ngoại rất có trách nhiệm, là đất nước cởi mở cho hợp tác với tất cả các bên”. Đánh giá này cho thấy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác, hòa bình và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cùng phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” mà Đảng và Nhà nước Việt Nam triển khai những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công. Cộng đồng quốc tế đã và đang ghi nhận những đóng góp đáng kể của Việt Nam vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Trong khi đó, chuyên gia Carl Thayer, Giáo sư danh dự - Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng với đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, Việt Nam đã chứng tỏ là một bên trung lập, có kinh nghiệm và năng lực tổ chức và bảo đảm an toàn, an ninh cho các hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo thế giới và là một nhân tố tích cực đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực và thế giới.
Trên thực tế, trong vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Việt Nam đã nhiều lần cam kết luôn ủng hộ và sẵn sàng đóng góp để thúc đẩy xây dựng nền hòa bình bền vững trên bán đảo. Chủ trương và chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ủng hộ những hành động, biện pháp tích cực, xây dựng nhằm thúc đẩy đối thoại, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thông điệp này đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam tái khẳng định với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông thăm Việt Nam cuối 3/2018.
Thông qua hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, Việt Nam đã trở thành “cầu nối” cho tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, giữ vai trò một đối tác góp phần kiến tạo hòa bình không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà cả khu vực Đông Bắc Á. Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đã, đang và sẽ là trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, là nơi trao đổi các sáng kiến khu vực và quốc tế vì nền hòa bình, ổn định và phát triển.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Subaru Crosstrek giành giải Ô tô của Năm 2024, phân khúc crossover
13:44 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics