Việt Nam cần chuẩn bị cho sự hiện diện của thuế tối thiểu toàn cầu
| ||
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ được áp dụng từ 1/4/2024. Bà có nhận xét gì về công tác xây dựng chính sách của Việt Nam để áp dụng quy tắc này?
Trước hết, tôi cho rằng quá trình xây dựng nội luật cần phải đưa ra một bức tranh tổng thể cho tất cả các nhà khoa học, các DN có các đối tác liên quan đến các tập đoàn đa quốc gia đang thúc đẩy thu hút đầu tư có đầy đủ thông tin để từ đó có ý kiến hoặc có thể trao đổi lại với các đối tác trực tiếp, bởi đây mới chính là những đơn vị đang làm việc cụ thể. Để xây dựng được các chính sách gắn liền với hơi thở của cuộc sống, cần mở rộng thông tin tới cộng đồng DN. Theo thông tin của chúng tôi, hiện nay, cộng đồng DN chưa đón nhận được thông tin đầy đủ về thuế tối thiểu toàn cầu, cũng như thời điểm nào Chính phủ ra quyết định để DN cùng tham gia đóng góp ý kiến. Trong quá trình liên thông cơ sở dữ liệu như hiện nay, có những thông tin không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Những thông tin liên quan đến các chính sách mà các DN là đối tượng thụ hưởng, chịu sự tác động thì chúng ta cần thông tin minh bạch.
Thưa bà, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Ấn Độ… trong việc xây dựng chính sách nội luật hóa để áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Đến thời điểm này có 142 quốc gia đã đồng ý chủ trương tham gia thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu. Theo số liệu mà chúng tôi có được thì có 42/142 nước đã có những câu trả lời nhất định là họ sẽ tham gia thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu và sẽ chia ra khung thời gian nhất định, như Hàn Quốc tham gia từ năm 2023, có những quốc gia sẽ tham gia từ năm 2024, 2025. Có những quốc gia trả lời rằng dựa trên nghiên cứu và thúc đẩy chính sách của OECD cho từng khu vực thì họ sẽ có câu trả lời. Mỗi quốc gia sẽ có những lợi thế nhất định, vì vậy không có một bài học kinh nghiệm chung nào cho tất cả các quốc gia, bởi vì đây là vấn đề mới.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên tham gia đồng thời để thể hiện tinh thần hội nhập, đồng thời đây cũng là cơ hội thúc đẩy Việt Nam chủ động liên kết với các quốc gia trong khu vực Asean để tạo thành khối Asean thống nhất chứ không phải là cuộc cạnh tranh xuống đáy khi mà mỗi nước đang để một mức thuế khác nhau.
Theo bà, đâu là những vấn đề cần chú ý trong quá trình xây dựng chính sách để tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam?
Việt Nam cần tiến hành việc chuẩn bị về mọi mặt cho sự hiện diện thực tế của Trụ cột 2 trong bối cảnh nhiều quốc gia sẽ áp dụng chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024. Các chính sách ứng phó với tác động của Trụ cột 2 nên được xây dựng trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong ngắn hạn, việc có áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế nên được cân nhắc sớm, đối chiếu với quy định của OECD cũng như vấn đề về lợi ích và chi phí nếu thực hiện. Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cũng cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Trụ cột 2, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Chúng tôi cũng lưu ý rằng, việc ban hành bất cứ chính sách hoặc cơ chế mới nào cũng cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính công bằng cho các DN thuộc phạm vi và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Trụ cột 2, đảm bảo thống nhất với quy định về bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư hiện tại, cũng như không vi phạm các cam kết quốc tế và quy định của OECD mà Việt Nam đang tham gia.
Đối với việc hỗ trợ các DN đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi Trụ cột 2, các hình thức ưu đãi đầu tư mới dựa trên chi phí, đặc biệt là ưu đãi bằng tiền nên được cân nhắc với những ưu điểm nhất định so với hình thức đầu tư dựa trên thu nhập. Việt Nam nên cân nhắc cải cách hệ thống ưu đãi thuế để phù hợp hơn trong tình hình mới, song song với việc tham khảo, lấy ý kiến tư vấn OECD, cũng như các chính sách đang được thực hiện bởi các quốc gia khác. Việt Nam cũng nên tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc phát triển các yếu tố thu hút đầu tư khác ngoài công cụ ưu đãi thuế như cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, hệ thống pháp lý..., những yếu tố giúp nâng cao xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thuế suất tối thiểu toàn cầu nên sớm triển khai đánh giá tác động và nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý nội luật liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK