Thuế tối thiểu toàn cầu và những bước đi chủ động
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam | |
Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác đặc biệt về thuế suất tối thiểu toàn cầu |
Việt Nam cần tiến hành những công việc cần thiết liên quan đến áp dụng cơ chế thuế tối thiểu để đáp ứng đòi hỏi của tập đoàn đa quốc gia lớn cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Ảnh: ST |
Cần bổ sung quy định về cơ chế thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn
Ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố khung giải pháp hai Trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó Trụ cột 2 đặt ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế thu nhập. Việt Nam đã đồng thuận với quy tắc này.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam: Cần nghiên cứu kỹ những khó khăn, thách thức phải đối mặt
“Việc sớm triển khai thực hiện quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu cải cách hệ thống thuế để chống xói mòn nguồn thu, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, khai thác các nguồn thu tiềm năng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, đầu tư toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số là vấn đề cấp thiết được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, nếu xét riêng hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thì bên cạnh những kết quả tích cực sẽ mang đến khi áp dụng Trụ cột 2, cần nghiên cứu kỹ những khó khăn, thách thức phải đối mặt khi thực hiện, để có giải pháp xử lý phù hợp. Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác như một số nước trong khu vực đang áp dụng. Ngoài các vấn đề liên quan đến thuế, cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho DN để bù đắp lại một phần cho DN thông qua các giải pháp như: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản phẩm đầu ra của DN...”. Bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển: Cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật
“Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ ngày 1/1/2024 và Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật và thể hiện quan điểm ủng hộ thỏa thuận và cam kết thuế suất tối thiểu toàn cầu. Việt Nam cần tiến hành đẩy nhanh truyền thông chính sách, thúc đẩy nghiên cứu lấy ý kiến rộng mở đến cộng đồng khoa học và doanh nhân về thực tế của Trụ cột 2 trong bối cảnh mỗi ngày lại có thêm nhiều quốc gia ban hành chính sách và áp dụng sớm chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, DN FDI thông qua các diễn đàn đối thoại, hội thảo khoa học, truyền thông chính sách văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và các thuế liên quan. Tiếp đó là đánh giá chủ trương chính sách của Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023 và mở rộng hơn với tháng 12/2023 và thông báo chính thức chủ trương vào ngày 1/1/2024 khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực. Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cũng cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Trụ cột 2, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận”. |
Theo các chuyên gia, nhờ có chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh, cùng với các thế mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nếu Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn FDI toàn cầu, do đó Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút FDI thông qua ưu đãi thuế.
Đề xuất giải pháp thực thi chính sách này, TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, cần bổ sung quy định về cơ chế thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT). Theo quy tắc chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (GloBE), các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hợp nhất 750 triệu EUR trở lên phải chịu mức thuế suất thực tế 15% tại nơi hoạt động. Theo đó, các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư - nơi tạo ra nguồn thu nhập được quyền ưu tiên thu thuế bằng cách áp dụng QDMTT. Trong trường hợp thu nhập gộp của các tập đoàn này tại một quốc gia có mức thuế suất thực tế thấp hơn 15% thì quy tắc GloBE cho phép các quốc gia có công ty con được quyền thu thuế bổ sung đối với phần chênh lệch. Vì vậy, để đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam đối với các tập đoàn đa quốc gia đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà có mức thuế suất thực tế tối thiểu dưới 15%, Việt Nam cần có quy định về cơ chế QDMTT theo nguyên tắc GloBE đối với các tập đoàn là đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu.
TS Nguyễn Như Quỳnh khuyến nghị cần rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm tiếp tục thu hút FDI vào Việt Nam. Chính sách ưu đãi thuế tuy không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư, kinh doanh của DN. Theo TS Nguyễn Như Quỳnh, việc hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng là không chỉ nhằm phù hợp với việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu mà còn nhằm thiết kế lại các chính sách ưu đãi thuế một cách đồng bộ với các chính sách khác ngoài thuế nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư. Đồng thời, cần rà soát, chỉnh sửa các quy định của Luật Đầu tư liên quan đến hình thức ưu đãi đầu tư, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư.” - TS Nguyễn Như Quỳnh lưu ý.
Ông Robert King, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam cho rằng, khi các công cụ ưu đãi về thuế không còn phát huy hiệu quả trong thu hút đầu tư, Việt Nam cần có biện pháp hỗ trợ để duy trì tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Các biện pháp hỗ trợ cần đạt được hai mục tiêu quan trọng: quyền lợi của nhà đầu tư, biện pháp hỗ trợ phải đem lại lợi ích thực sự cho nhà đầu tư; các biện pháp hỗ trợ phải đảm bảo không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như tuân thủ các quy tắc của Trụ cột 2.
Cần cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế
Theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu đã đạt được thoả thuận khung giữa các quốc gia thành viên của OECD, sự thống nhất của G20 và G7 với trên 140 quốc gia tham gia. Việc trở thành thành viên thứ 159 của Diễn đàn toàn cầu về minh bạch và trao đổi thông tin về thuế (GF) từ ngày 26/12/2019, Việt Nam cần tiến hành những công việc cần thiết liên quan đến áp dụng cơ chế thuế tối thiểu để đáp ứng đòi hỏi của tập đoàn đa quốc gia lớn cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Theo GS Nguyễn Mại, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng là 20%, thuế suất ưu đãi dưới 15% gồm 5%, 10%, thời gian giảm, miễn thuế đối với dự án ưu đãi cao từ 10 năm trở lên. Do đó, nếu Việt Nam chậm áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu thì các DN FDI sẽ phải nộp phần chênh lệch cho nước đặt trụ sở chính của công ty. Theo đó, Nhà nước mất đi một khoản thu ngân sách khá lớn, có thể tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư.
“Do đó, cần nghiên cứu các văn bản của G7, G20, OECD có liên quan đến cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, tham khảo quy định của một số nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thành viên ASEAN, từ đó chọn lọc những nội dung phù hợp với nước ta để sử dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp”, GS Nguyễn Mại khuyến nghị. Cùng với đó, khi bàn về các giải pháp của Việt Nam đối với cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu cần quan tâm cuộc cạnh tranh giữa một số nước ASEAN để thu hút FDI của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, cũng như việc thực hiện Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009, có hiệu lực từ ngày 29/3/2012.
Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ, đề xuất của Tổ công tác đặc biệt, Chính phủ sớm có phương án đề xuất chính sách thuế, giải pháp phù hợp. Việt Nam nên áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu này với những bước đi chủ động, có giải pháp phù hợp để hỗ trợ một phần cho các đối tượng chịu tác động, và quan trọng hơn là cần coi đây là cơ hội để tiếp tục cải cách thuế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Đó mới thực sự là động lực, là giải pháp căn cơ, bền vững.
“Bộ Tài chính, Tổ công tác cần sớm đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành, điều chỉnh các chính sách về thuế, về kế toán phù hợp, cũng như phù hợp với quy định trong các Hiệp định mà Việt Nam đã cam kết trước khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu này có hiệu lực (dự kiến từ đầu năm 2024). Theo đó, cần nội luật hóa bằng cách ban hành qui định QDMTT như là một cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Thuế tối thiểu toàn cầu: Việt Nam sẵn sàng cho sân chơi mới trong thu hút FDI
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí về quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu cũng như những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam. Xin ông cho biết những vấn đề cơ bản của thuế tối thiểu toàn cầu cũng như những tác động của quy tắc này đối với Việt Nam trong thời gian tới? Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2) quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với hoạt động đầu tư quốc tế, nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) với 142 thành viên. Việt Nam đã tham gia và là thành viên thứ 100 của Diễn đàn BEPS từ năm 2017. Việc Việt Nam tham gia BEPS từ khá sớm đồng nghĩa với việc chúng ta đã sẵn sàng cho sân chơi mới, hoàn cảnh mới, điều kiện mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện đang có 36.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt 435 tỷ USD. Qua đánh giá của Tổng cục Thuế, sẽ có khoảng 1.017 DN chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu trong mạng lưới của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có 335 DN có mức đầu tư trên 100 triệu USD và có mạng lưới các DN phụ trợ đi theo đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 130 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Kèm theo các DN này sẽ có hàng nghìn DN vệ tinh, phụ trợ đi theo sẽ bị ảnh hưởng nếu các tập đoàn có điều chỉnh chính sách đầu tư. Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, các DN FDI đang nộp khoảng trên 110.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế bị tác động truy thu của các nước phát triển khoảng từ 12.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Thưa ông, quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động ra sao đến thu ngân sách nhà nước (NSNN)? Nếu Việt Nam không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì số thu NSNN về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư nước ngoài không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nước đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng lợi gì từ phần thuế ưu đãi của Việt Nam. Nếu Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có quy định về thuế tối thiểu đạt chuẩn (15%) để ứng phó với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của các nước thì sẽ thu thêm được thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với những DN thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu có dự án đang được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam với số thuế thực tế thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đối với những DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có doanh thu hợp nhất đạt tối thiểu 750 triệu EUR và có công ty con ở nước khác có số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu thì sẽ thu thêm được thuế thu nhập doanh nghiệp từ những DN này. Vậy đâu là giải pháp ứng phó của Việt Nam trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, thưa ông? Việt Nam cần có những giải pháp gì để đảm bảo vừa thu được thuế vừa đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài? Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế được Chính phủ, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ đánh giá và đề xuất các giải pháp để ứng phó trước những dự báo tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam. Trước mắt, Bộ Tài chính cần đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành thuế suất thuế thu nhập bổ sung đối với các DN chịu sự tác động của chương trình thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam là nước nhận đầu tư. Về lâu dài, Chính phủ cần trình Quốc hội kịp thời sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó cho phép Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đối với DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài như các tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, ngân hàng. Đồng thời, quyền đánh thuế của Việt Nam với tư cách là nơi phát sinh thu nhập đối với các khoản lãi tiền vay, thu nhập từ bản quyền đến mức 9% theo hiệp định đa phương dự kiến thông qua trong năm nay. Bên cạnh các giải pháp về thuế, điều quan trọng các DN đầu tư nước ngoài quan tâm đó là Việt Nam cần có điều chỉnh về chính sách thay vì áp dụng biện pháp ưu đãi, miễn giảm thông qua giảm thuế, miễn thuế hay áp dụng thuế suất thấp trong toàn bộ thời gian của dự án. Như vậy, Việt Nam cần áp dụng mức thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu chung là 15%, đồng thời sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho DN quy định tại Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác? Đúng vậy, nhưng để làm được điều này thì Bộ Tài chính cần sự phối hợp của các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương để rà soát quy định hỗ trợ cho DN như: hỗ trợ qua cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mua sắm tài sản cố định, đầu tư ban đầu cho DN, xây dựng nhà ở cho công nhân, chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với DN sử dụng nhiều lao động, chi phí nghiên cứu phát triển của các tập đoàn công nghệ. Tất cả các quy định hỗ trợ DN khi xây dựng phải tuân thủ theo quy định chung của chương trình thuế tối thiểu toàn cầu, các quy định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do WTO để đảm bảo chính sách của Việt Nam đưa ra tuân thủ theo quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam với các nhà đầu tư. Trân trọng cảm ơn ông! Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK