Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật khi áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu
Quang cảnh Hội thảo. |
Theo TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thuế tối thiểu toàn cầu đang là vấn đề nóng trên các diễn đàn kinh tế của Việt Nam. Do đó, việc cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp phù hợp đối với Việt Nam để không bị mất đi lợi thế về ưu đãi đầu tư cũng như giành quyền chủ động thu thuế cho ngân sách nhà nước là điều cần thiết thời điểm này.
Hiện nay thuế suất phổ thông tại Việt Nam là 20%, cao hơn mức tối thiểu đề xuất. Tuy nhiên, trên cơ sở ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, Việt Nam đang dành nhiều mức ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài như: ưu đãi thuế suất 5%, 10% lên đến 15 năm; miễn, giảm thuế có thời hạn... Theo tính toán, thuế thực tế với các DN đầu tư nước ngoài trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%.
Phát biểu tại hội thảo, GS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ Quốc gia đề cập tới 3 phương án cho Việt Nam khi đối mặt với thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Theo đó, Việt Nam có thể giữ nguyên mức thuế hiện tại, tuy nhiên trong bối cảnh bình quân thuế suất cho các tập đoàn đa quốc gia đang rơi vào khoảng 12% thì dự kiến phần chênh lệch mà các “nước mẹ” sẽ thu về ước tính sẽ vào khoảng từ 12-20 nghìn tỷ đồng.
Phương án thứ 2, Việt Nam cũng có thể lấy lại số thuế đó bằng cách áp dụng chính sách này từ ngày 1/1/2024. Phương án thứ ba là thực hiện nội luật hoá thuế suất tối thiểu bổ sung đạt chuẩn (QDMTD) theo hướng xây dựng phương án nâng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân lên dần dần để đạt mức 15%.
Thông tin về những điểm đáng chú ý của Báo cáo đánh giá tác động thuế suất tối thiểu toàn cầu và chủ trương, chính sách Việt Nam chủ động tham gia thuế suất toàn cầu, bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho biết, tại Việt Nam, theo rà soát của Bộ Tài chính thì hiện có 1.015 DN FDI tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng Trụ cột 2. Theo báo cáo, tính đến ngày 15/3/2023 có 72 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Trụ cột 2 nếu Trụ cột 2 được áp dụng từ năm 2024.
Nếu các quốc gia khác đều áp dụng Trụ cột 2 bắt đầu từ tháng 1/2024, các quốc gia có công ty mẹ đầu tư vào Việt Nam sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng 12.040 tỷ đồng (theo chính sách ưu đãi còn lại đến năm 2024 và số liệu quyết toán thuế năm 2021).
“Trong bối cảnh áp dụng Thuế suất tối thiểu toàn cầu chỉ còn 7 tháng, ngay lập tức, Việt Nam cần liên kết các chương trình đối thoại đơn phương và song phương, thể hiện vai trò kết nối các nước khối ASEAN tạo môi trường đầu tư, kinh doanh chung của khối để cạnh tranh với các đối thủ ngoài khối trong thu hút đầu tư nước ngoài, việc nhanh chóng thúc đẩy nội luật thuế suất tối thiểu toàn cầu tại các nước ASEAN tạo cơ hội xóa bỏ cạnh tranh riêng lẻ giữa các quốc gia thành viên về thuế, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước khác”, bà Nguyễn Thy Nga khuyến nghị.
Bà Nguyễn Thy Nga báo cáo tại Hội thảo. |
Theo bà Nguyễn Thy Nga, không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN, thậm chí thực tế còn ngược lại. Hầu hết các ưu đãi thuế TNDN hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng, và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế TNDN xuống mức tối thiểu. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế thậm chí đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các DNVVN.
Khẳng định thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ 1/1/2024 và Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội luật và thể hiện quan điểm ủng hộ thỏa thuận và cam kết thuế suất tối thiểu toàn cầu, đại diện Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho rằng, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, DN FDI truyền thông chính sách văn bản quy phạm pháp luật thuế suất tối thiểu toàn cầu và các thuế liên quan.
Lộ trình được bà Nguyễn Thy Nga đề xuất là xây dựng đề án về Thuế suất tối thiểu toàn cầu trong quý 2/2023 trình Thủ tướng Chính phủ; đánh giá chủ trương chính sách của Việt Nam và đẩy nhanh tiến xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023; mở rộng áp dụng hơn trong tháng 12/2023; thông báo chính thức chủ trương vào 1/1/2024 khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực. Nội luật được xây dựng trên cơ sở đối chiếu với quy định của OECD cũng như vấn đề về lợi ích và chi phí nếu thực hiện.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX hội kiến Chủ tịch nước Cuba
17:23 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics