Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
Bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 1/4 đã ban hành Thông báo số 606/TB-ATTP về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa.
Cụ thể: Cục An toàn thực phẩm đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa kể từ ngày 28/3/2025 đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của Công ty TNHH Liên Sen do vi phạm quy định về ghi nhãn, trong đó có sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU.
![]() |
Mặt sau bao bì sản phẩm bột ngọt HAN'EI SURU và KJMOTO không ghi xuất xứ của sản phẩm |
Danh sách các sản phẩm bị tạm dừng bán, lưu thông, sử dụng bao gồm 4 lô phụ gia thực phẩm bột ngọt (Monosodium L – Glutamate), cụ thể:
1. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate với số lô D2502060-13X, ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng đến 25/2/2028, số lượng 839 bao (25kg/bao);
2. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 1kg/túi), số lượng 17 túi (1kg/túi);
3. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 300g/túi) số lượng 13 túi;
4. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Kjmoto với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027; số lượng 10 túi (loại 350g/túi).
Sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM, nhập từ một công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD., sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường.
Các sản phẩm này vi phạm quy định về ghi nhãn, bao gồm các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Cụ thể, bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm là từ Trung Quốc, tên công ty Trung Quốc sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói cũng được ghi bằng tiếng Anh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Được biết, sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập từ doanh nghiệp Công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD., sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Công ty TNHH Liên Sen có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn 10 ngày. Và hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường
Đây không phải là lần đầu tiên các nhãn hiệu bột ngọt đóng gói lại bị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý.
Trước đó, bột ngọt Sela của Công ty TNHH MTV Sela Tím (tỉnh An Giang), bột ngọt Uma999 của Công ty Cổ phần Thực phẩm Nhất Việt (tỉnh Bình Dương) và bột ngọt AWIN của Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Minh Đức (tỉnh Quảng Trị) cũng đã bị các đội Quản lý thị trường địa phương xử phạt do vi phạm quy định về ghi nhãn, không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
Bên cạnh những thương hiệu đã bị xử lý này, hiện nay, trên thị trường vẫn nhiều nhãn hiệu bột ngọt đóng gói lại, nhưng trên bao bì không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hiện nay, chỉ có 3 công ty sản xuất bột ngọt trực tiếp tại Việt Nam là: Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Miwon Việt Nam, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mía, khoai mì... thông qua quá trình lên men. |
Phần lớn các loại bột ngọt đóng gói lại này được nhập từ Trung Quốc hoặc các loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, đáng lo ngại là các sản phẩm bột ngọt san chia, đóng gọi lại này vẫn đang được bày bán tràn lan các tỉnh, thành trên cả nước, không chỉ các chợ, tạp hóa mà còn cả các đại lý, siêu thị, dấy lên lo ngại về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Không loại trừ việc có doanh nghiệp kinh doanh bột ngọt san chia, đóng gói lại cố tình che giấu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm nhằm đánh lừa người tiêu dùng để thu lợi.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng nên ưu tiên sản phẩm từ những thương hiệu bột ngọt uy tín được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi mua để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe.
Do đó, cần có sự vào cuộc chặt chẽ của các cơ quan chức năng để tăng cường quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Về phía người tiêu dùng cần thận trọng khi mua các sản phẩm bột ngọt. Nên ưu tiên sản phẩm từ những thương hiệu uy tín và được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra kỹ thông tin trước khi mua để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình./.
Tin liên quan

Tạo lập thị trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn
10:02 | 20/06/2025 Thương mại điện tử

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”
09:37 | 22/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Bài 3: Mỗi cú click - Một lần đánh cược lòng tin của người tiêu dùng
17:27 | 05/06/2025 Thương mại điện tử

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
14:54 | 01/07/2025 Tiêu dùng

Giá bán gas trong nước giảm mạnh
11:24 | 01/07/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh
13:44 | 30/06/2025 Tiêu dùng

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm
08:15 | 27/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng
07:26 | 27/06/2025 Tiêu dùng

Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi
07:12 | 27/06/2025 Tiêu dùng

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
21:45 | 26/06/2025 Tiêu dùng

Thiếu công cụ và kỹ năng, hộ kinh doanh đóng cửa để “né” kiểm tra
16:49 | 22/06/2025 Tiêu dùng

“Tick xanh trách nhiệm” hướng đến môi trường kinh doanh minh bạch
21:39 | 20/06/2025 Tiêu dùng

Sữa HIUP 27 là hàng giả, khởi tố dàn lãnh đạo 3 công ty
07:59 | 20/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Y tế cảnh báo quảng cáo sai lệch thực phẩm bảo vệ sức khỏe
08:00 | 18/06/2025 Tiêu dùng

Bắt Phó Chủ tịch thị trấn ở Hà Nội vì sản xuất hàng giả là cồn y tế
11:52 | 17/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tăng trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng
11:50 | 17/06/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics