Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
Bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 1/4 đã ban hành Thông báo số 606/TB-ATTP về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa.
Cụ thể: Cục An toàn thực phẩm đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa kể từ ngày 28/3/2025 đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của Công ty TNHH Liên Sen do vi phạm quy định về ghi nhãn, trong đó có sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU.
![]() |
Mặt sau bao bì sản phẩm bột ngọt HAN'EI SURU và KJMOTO không ghi xuất xứ của sản phẩm |
Danh sách các sản phẩm bị tạm dừng bán, lưu thông, sử dụng bao gồm 4 lô phụ gia thực phẩm bột ngọt (Monosodium L – Glutamate), cụ thể:
1. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate với số lô D2502060-13X, ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng đến 25/2/2028, số lượng 839 bao (25kg/bao);
2. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 1kg/túi), số lượng 17 túi (1kg/túi);
3. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Han'ei Suru với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027 (loại 300g/túi) số lượng 13 túi;
4. Phụ gia thực phẩm: Monosodium L – Glutamate Bột ngọt (Mì chính) Kjmoto với ngày sản xuất 26/2/2025 và hạn sử dụng 25/2/2027; số lượng 10 túi (loại 350g/túi).
Sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM, nhập từ một công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD., sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường.
Các sản phẩm này vi phạm quy định về ghi nhãn, bao gồm các thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Cụ thể, bao bì của sản phẩm không có thông tin xuất xứ sản phẩm là từ Trung Quốc, tên công ty Trung Quốc sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói cũng được ghi bằng tiếng Anh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Được biết, sản phẩm bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập từ doanh nghiệp Công ty Trung Quốc là Hulunbeier NorthEast Fufeng Boitechnologies Co.LTD., sau đó san chia, đóng gói lại và bán ra thị trường.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Công ty TNHH Liên Sen có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn 10 ngày. Và hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường
Đây không phải là lần đầu tiên các nhãn hiệu bột ngọt đóng gói lại bị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý.
Trước đó, bột ngọt Sela của Công ty TNHH MTV Sela Tím (tỉnh An Giang), bột ngọt Uma999 của Công ty Cổ phần Thực phẩm Nhất Việt (tỉnh Bình Dương) và bột ngọt AWIN của Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Minh Đức (tỉnh Quảng Trị) cũng đã bị các đội Quản lý thị trường địa phương xử phạt do vi phạm quy định về ghi nhãn, không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
Bên cạnh những thương hiệu đã bị xử lý này, hiện nay, trên thị trường vẫn nhiều nhãn hiệu bột ngọt đóng gói lại, nhưng trên bao bì không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hiện nay, chỉ có 3 công ty sản xuất bột ngọt trực tiếp tại Việt Nam là: Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Miwon Việt Nam, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mía, khoai mì... thông qua quá trình lên men. |
Phần lớn các loại bột ngọt đóng gói lại này được nhập từ Trung Quốc hoặc các loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, đáng lo ngại là các sản phẩm bột ngọt san chia, đóng gọi lại này vẫn đang được bày bán tràn lan các tỉnh, thành trên cả nước, không chỉ các chợ, tạp hóa mà còn cả các đại lý, siêu thị, dấy lên lo ngại về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Không loại trừ việc có doanh nghiệp kinh doanh bột ngọt san chia, đóng gói lại cố tình che giấu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm nhằm đánh lừa người tiêu dùng để thu lợi.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng nên ưu tiên sản phẩm từ những thương hiệu bột ngọt uy tín được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi mua để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe.
Do đó, cần có sự vào cuộc chặt chẽ của các cơ quan chức năng để tăng cường quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Về phía người tiêu dùng cần thận trọng khi mua các sản phẩm bột ngọt. Nên ưu tiên sản phẩm từ những thương hiệu uy tín và được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra kỹ thông tin trước khi mua để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình./.
Tin liên quan

Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?
07:43 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Mỹ phẩm giả, tác hại thật
09:24 | 24/04/2025 Tiêu dùng

Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua
11:15 | 23/04/2025 Thương mại điện tử

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống đẩy CPI tháng 4 tăng nhẹ
07:38 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
07:36 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo
07:59 | 04/05/2025 Tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả
17:34 | 03/05/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine
17:26 | 03/05/2025 Tiêu dùng

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ lừa đảo trên không gian mạng
11:02 | 03/05/2025 Hồ sơ

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo xử lý thuốc chữa bệnh giả
11:20 | 29/04/2025 Tiêu dùng

Quảng Ninh thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng giả
09:22 | 29/04/2025 Tiêu dùng

Vụ sản xuất, tiêu thụ sữa giả: Khởi tố thêm 4 bị can
09:18 | 29/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Công Thương chỉ rõ thủ đoạn mới của tội phạm hàng giả
14:07 | 28/04/2025 Tiêu dùng

Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ nguồn gốc xuất xứ
10:21 | 28/04/2025 Tiêu dùng

Thu hồi mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam
10:19 | 28/04/2025 Tiêu dùng

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em
21:43 | 25/04/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhẹ

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD

Doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế quá hạn

Cận cảnh 2 container thuốc lá lậu Hải quan bắt giữ

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics