Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022: Cần có quy chuẩn chung
Thời điểm này, dù mới chỉ đang dự kiến phương án tuyển sinh cho năm sau, song phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT và học bạ vẫn được nhiều trường "trông" vào cho mùa tuyển sinh năm 2022. |
Đảm bảo công bằng cho các thí sinh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, trường đang nghiên cứu phương án tuyển sinh phù hợp cho năm tới và sẽ có những điều chỉnh phù hợp đối với phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức, gồm: Xét tuyển tài năng; xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy. Tùy tình hình thực tế, trường sẽ xem xét cân nhắc tăng phần trăm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Năm 2022, Trường Đại học Gia Định (TPHCM) vẫn giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển như năm nay, đó là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển dựa vào học bạ. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, nhà trường dự kiến điểm chuẩn sẽ cao hơn so với năm 2021. Ngoài ra, năm 2022, nhà trường sẽ mở chương trình đào tạo cử nhân tài năng dành riêng cho những thí sinh có điểm cao.
Ông Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định cho biết: Năm nay, ngành Quản trị Kinh doanh của nhà trường có tỉ lệ chọi 1/5. Với mức tỉ lệ này, chúng tôi cho rằng tuyển sinh bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm đánh giá năng lực vẫn phù hợp với mục tiêu và đối tượng xét tuyển của nhà trường trong năm tới. Về cơ bản, kết quả học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là thước đo tin cậy đối với các trường. Chỉ những trường, những ngành có điểm chuẩn cao khoảng 25 điểm trở lên trong năm 2021 thì mới có thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển trong năm 2022. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp 2 năm qua, trường giữ ổn định việc thi và tuyển sinh để đảm bảo quyền lợi và tâm lí cho thí sinh. Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ để đổi mới thi cử, vì vậy, bất cứ thay đổi nào dễ dẫn đến tốn kém và xáo trộn.
Từ thực tế này, TS Lê Đông Phương cho rằng, để đảm bảo tính công bằng trong công tác tuyển sinh, mùa tuyển sinh năm 2022 các trường cần phải quy định một mốc thời gian xét tuyển chung cho tất cả các phương thức tuyển sinh. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cùng với các trường phải tính toán một quy chuẩn chung cho tất cả các phương thức xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả học bạ, các trường cần có thêm tiêu chí phụ để lựa chọn được sinh viên phù hợp.
Cần thêm hình thức chọn lọc
Thực tế cho thấy, mùa tuyển sinh năm nay đã bộc lộ sự khập khiễng giữa các phương thức xét tuyển của các trường. TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, các trường đại học đã và đang gia tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, kết quả học bạ…, dẫn đến điểm chuẩn một số ngành tăng cao đột biến khiến nhiều thí sinh có cao vẫn trượt nguyện vọng; Nhiều trường đại học phải công bố xét tuyển bổ sung ngay sau khi có kết quả lọc ảo đợt 1 của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT khuyến cáo, những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ nên sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển. Cùng với đó, các trường cần có thêm các hình thức chọn lọc nhằm phân loại cho thí sinh tốt hơn vào năm 2022. Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, các trường cần có thêm hình thức sát hạch, tuyển chọn để phân loại tốt hơn đối tượng tuyển sinh, đảm bảo số lượng, chất lượng và công bằng trong tuyển sinh.
Phương án được Bộ GD&ĐT gợi ý là, các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học, nhóm trường tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực để làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung nhằm đáp ứng yêu cầu riêng của từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, các trường cần tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho thí sinh, tránh việc thí sinh phải đi lại tốn kém hoặc phải tham dự nhiều kỳ thi, tiến tới hình thành các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học và trung tâm khảo thí độc lập.
Tin liên quan
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics