Trường ngoài công lập gánh quá tải giáo dục
Chia sẻ gánh nặng
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội có 2.669 trường học, trong đó có 2.181 trường công lập và 488 trường ngoài công lập. Hàng năm, các trường ngoài công lập đã giải quyết một phần gánh nặng cho sự quá tải của hệ thống các trường công lập.
Chỉ tính riêng THPT, năm học 2018-2019, toàn thành phố có gần 105.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 (tăng 22.000 so với năm ngoái), trong đó, có gần 95.000 em đăng ký dự thi vào lớp 10 của các trường THPT công lập. Tuy nhiên, chỉ tiêu của 112 trường công lập chỉ đáp ứng được chỗ học cho hơn 63.000 học sinh, tức 62% chỉ tiêu. Do vậy, để giải quyết sự căng thẳng về chỗ học, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ngoài công lập, tăng hơn 10.000 so với năm ngoái. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của 94 trường ngoài lập là hơn 21.000.
Do đó, nhiều trường ngoài công lập cũng đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh gấp 2 lần so với những năm trước. Đơn cử, năm học 2018-2019, trường THPT dân lập Lý Thái Tổ (Cầu Giấy- Hà Nội) tuyển sinh 360 chỉ tiêu vào lớp 10 theo hình thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập được ghi trong học bạ. Ông Trịnh Hùng Sơn, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lý Thái Tổ cho biết: Năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường tăng khoảng 50% so với năm ngoái. Do đó, nhà trường đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên từ 2 năm trước, để đáp ứng với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên gấp 2 lần. Theo ông Sơn, hiện lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường THPT dân lập Lý Thái Tổ đã lên đến hơn 1.000, trong thời gian tới số lượng hồ sơ đăng ký vào trường sẽ tiếp tục tăng.
Năm nay, trường THPT Hồ Tùng Mậu (Thanh Xuân – Hà Nội) cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 lên khoảng 30% so với năm ngoái. Bà Tô Thị Thủy, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hồ Tùng Mậu cho biết: Hàng năm, các trường ngoài công lập giải quyết một lượng lớn học sinh cho các trường công lập. Khi học sinh không đủ điều kiện vào học các trường công lập thì các em có thể xét tuyển vào các trường ngoài công lập. Như vậy, các trường ngoài công lập đã giải quyết một phần gánh nặng cho xã hội, bởi khi tốt nghiệp THCS các em mới ở trong độ tuổi 14-15 và chưa đến độ tuổi lao động, nếu không đi học sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Thiếu cơ chế để hoạt động
Mặc dù, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tăng vọt so với các năm trước nhưng các trường dân lập đều có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, giáo viên… nhằm tăng chỉ tiêu tuyển sinh để đáp ứng đủ cho các em. Song hiện các trường dân lập đang thiếu cơ chế chính sách hoạt động và sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ chế tuyển sinh bị bó hẹp…
Hiện nay, yếu tố quan trọng để giúp cho các trường dân lập tồn tại và phát triển chính là học sinh. Nhưng các trường phải tuyển sinh trong khuôn khổ do Sở GD&ĐT Hà Nội đề ra. Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, Sở GD&ĐT Hà Nội đang tạo cánh cửa hẹp cho học sinh vào lớp 10. Bà Liên Na đặt câu hỏi: “Tại sao đại học cho phép học sinh có thể đăng ký đến 29 nguyện vọng, trong khi đó, các em thi vào lớp 10 là nền tảng để vào đại học lại chỉ được đăng ký 2 nguyện vọng vào trường công. Còn đối với các tường tư thục, các em không được đăng ký rộng hơn và không được đăng ký trước các trường công lập”.
Tại Hà Nội, hàng năm có gần một nửa học sinh của toàn thành phố học các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập phát triển vẫn còn hạn chế. Ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, hàng năm chỉ có 62% học sinh của TP. Hà Nội được vào học ở các trường công lập, số còn lại phải học ở các trường ngoài công lập. Theo đó, các trường ngoài công lập đã chia sẻ phần gánh nặng cho các trường công lập. “Do vậy, tôi mong muốn các trường tư được tự chủ hơn nữa về thời gian tuyển sinh và các cơ quan quản lý cởi mở hơn với các trường ngoài công lập”, ông Hòa nhấn mạnh.
TS Vũ Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Hồng Hà (Hà Nội) kiến nghị: Vai trò các trường tư thục đối với xã hội là rất lớn vì đã gánh một phần ngân sách không nhỏ cho những trường công lập và Nhà nước. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT nên quan tâm giúp đỡ hơn nữa các trường tư thục từ khâu tuyển sinh, cơ chế chính sách… Trong thời gian vừa qua, sự quan tâm của Nhà nước đối với trường tư thục còn ít so với trường công lập.
Các trường ngoài công lập có chức năng và nhiệm vụ không khác so với các trường công lập, kinh phí chi cho giáo dục chủ yếu tập trung vào các trường ngoài công lập. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa trường tư và trường công. Bà Thủy kiến nghị: Bộ GD&ĐT cần phải có một phần kinh phí hỗ trợ cho các trường ngoài công lập và cho phép các trường ngoài công lập được tự chủ hơn nữa.
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK