Facebook Twitter youtube Tiktok

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng trong dài lâu

(HQ Online) - Tình trạng ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là vấn đề nhức nhối suốt từ cuối năm 2021 đến nay. Dù vậy, phải khẳng định bên cạnh đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, Trung Quốc đã, đang và vẫn sẽ là thị trường quan trọng của hàng Việt nói chung, nông sản nói riêng trong dài lâu.
Gần 8.000 xe tải nằm ở các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh
Bộ Công Thương khuyến cáo khi cửa khẩu Kim Thành tạm ngừng xuất khẩu
Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Lào Cai
5733-img-3284
Theo ứng dụng cảnh báo chống ùn tắc (hàng hóa ở cửa khẩu) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tính đến ngày 19/2/2022, có gần 8.000 xe tải đang nằm ở các cửa khẩu của Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh. Ảnh: Thu Hương

Nhiều dư địa xuất khẩu

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian tới, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

32 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể, từ phân khúc cao cấp đến bình dân.

Đáng chú ý, riêng 2 địa phương có biên giới tiếp giáp với Việt Nam là tỉnh Vân Nam (48,0 triệu người) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (48,8 triệu người) mang lại cơ hội trực tiếp cho Việt Nam khai thác thương mại qua biên giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam - Trung Quốc có đường biên giới trải dài tạo lợi thế về logistics và tập quán giao thương lâu đời.

Đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc có 76 cửa khẩu, lối mở, gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 21 cửa khẩu phụ và 42 lối mở, điểm thông quan. Hệ thống này mang lại lợi thế lớn về logistics cho hoạt động thương mại Việt - Trung.

Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm.

Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 12/9/2016 đã có hiệu lực ngay ngày ký và thay thế cho Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa hai nước ký ngày 19/10/1998 cũng khẳng định cam kết của hai bên về tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp, tích cực khuyến khích, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định.

Trong bối cảnh mới, chính quyền cấp cao 2 nước đã và đang tích cực trao đổi, phối hợp, đưa ra những cam kết về bảo đảm thuận lợi hóa thương mại ở mọi tình huống.

Một số chuyên gia kinh tế nhìn nhận, điểm cộng trong quan hệ giao thương Việt Nam-Trung Quốc còn là 2 thị trường có tính chất bổ trợ lẫn nhau.

Việt Nam hiện xuất khẩu sang Trung Quốc 4 nhóm hàng chính gồm: nhóm nguyên nhiên liệu; nhóm nông sản; nhóm thủy sản và nhóm hàng tiêu dùng. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thay đổi để đáp ứng yêu cầu

Suốt thời gian qua, theo đuổi chính sách “Zero-Covid-19”, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp “mạnh tay” chưa từng có, liên tiếp dừng hoạt động nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh từ Việt Nam cũng như hoạt động thông quan tại nhiều cửa khẩu, lối mở; đồng thời ban hành nhiều thay đổi về quy định, chính sách để siết chặt hoạt động nhập khẩu.

Điển hình có thể kể đến Lệnh số 248 về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài và Lệnh số 249 về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, ban hành từ năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.

Việc siết chặt các quy định không chỉ áp dụng với doanh nghiệp, hàng hóa của Việt Nam mà với tất cả các quốc gia xuất khẩu vào Trung Quốc.

Ùn tắc nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bên cạnh nguyên nhân trực tiếp đến từ lý do biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ của Trung Quốc, phải nói thêm rằng, chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chưa thực sự ổn định cũng là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng tới uy tín khi giao dịch với các đối tác.

Ví dụ điển hình có thể kể tới như, trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2021 phía Trung Quốc đã trả về qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 105,17 tấn hàng/4 xe cá cơm khô của Việt Nam vì lý do dư lượng Axit Photphoric, phốt phát vượt quá yêu cầu tiêu chuẩn cho phép (ngày 10/11/2021 trả 1 xe và ngày 18/12/2021 trả 3 xe).

Đánh giá về thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) nêu rõ: phía Trung Quốc đã thay đổi tiêu chuẩn kiểm soát an toàn thực phẩm từ năm 2015 ngang bằng với châu Âu.

Vì vậy, Việt Nam cần thay đổi từ khâu sản xuất tới đàm phán, thương mại. Trong quan hệ xuất khẩu sang Trung Quốc cần chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch; cần những doanh nghiệp tiên phong, “đầu tàu” đảm bảo các yêu cầu. Thậm chí phải xác định, có những sản phẩm mất tới 9 – 10 năm mới đàm phán được khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trước mắt, cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu; qua đó, tăng đơn hàng xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch theo mùa vụ. “Về lâu dài cần hoàn thiện đồng bộ các giải pháp từ chính sách, việc hợp tác, đàm phán với đối tác, cơ quan chức năng của Trung Quốc, phát triển hạ tầng thương mại...”, ông Nguyễn Văn Tiến nói.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ NN&PTNT cũng như các bộ, ngành rất nhiều lần có thông tin cảnh báo, hướng dẫn cho các địa phương, thương lái, doanh nghiệp làm sao có thể chuyển mạnh sang hình thức xuất khẩu chính ngạch, tiến tới xoá bỏ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.

“Về lâu dài cũng cần tăng cường chế biến sau thu hoạch nhằm đem lại những sản phẩm nông sản có giá trị cao hơn, không bị phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Như vậy, vừa có thể nâng cao giá trị của sản phẩm nông sản, vừa giảm bớt sức ép dồn lên các cửa khẩu như thời gian vừa qua”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nói.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Kỳ vọng dừa trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô

Kỳ vọng dừa trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Trao đổi với báo chí tại buổi lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên đưa trái dừa tươi sang Trung Quốc, ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cho biết, tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng dừa tươi đang được mở rộng với sự xuất hiện của phương thức vận chuyển bằng đường sắt liên vận quốc tế từ ga Sóng Thần.
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt

Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt

(HQ Online) - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, trái cây Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng tăng, xuất khẩu nông sản bằng đường sắt liên vận sang thị trường tỷ dân này đang là một hướng đi tiềm năng và đầy triển vọng.
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 27/9, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả Quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) đại diện cho ngành dừa Việt Nam ký kết các Biên bản ghi nhớ chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu (XK) cá tra sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan, các doanh nghiệp dự báo XK những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn.
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

(HQ Online) - Bình quân mỗi ngày Việt Nam chi gần 300 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2024 (1-15/10) đạt 31,93 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS)  9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”

Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty TNHH XNK năng lượng Biomass (TPHCM)
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?

Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?

Theo các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, nhà nước cần hoàn thiện khung chính sách, cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, cải cách thể c

Mua bán thuốc online

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đang được thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 2/11, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM tổ chức Lễ ra quân Tháng hành động phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố.
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng lưu ý vấn đề thời gian, trí tuệ, khát vọng, tiềm lực, hội nhập để đưa nền giáo dục đào tạo ngang tầm, theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt, tự lực, tự cường, tự tin dân tộc.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động