Trung Quốc đang cố tránh đi tới cùng trong cuộc đối đầu với Mỹ?
Trung Quốc đang nỗ lực giữ thăng bằng trong quan hệ với Mỹ. Bắc Kinh đang chật vật cân bằng giữa nhu cầu “làm căng” ở trong nước với tránh gây xung đột với Washington.
| |
Công nhân tháo biển tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Trung Quốc) sau khi cơ quan này bị đóng cửa trong cuộc chiến ngoại giao Mỹ-Trung. Ảnh: Simon Song. |
Cương với Mỹ nhưng vẫn e dè Mỹ
Giới quan sát nhận định, mặc dù phía Trung Quốc xuất hiện thái độ “chiến binh sói” ở các nhà ngoại giao và nhà báo mạng, nước này vẫn tránh có những hành động khiêu khích thái quá, họ vẫn chưa và khó có thể đáp trả các loạt công kích ngoại giao của Mỹ với cường độ tương tự như Mỹ.
Căng thẳng gia tăng vào tuần trước khi Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở thành phố Houston trong vòng 72 giờ đồng hồ tiếp theo với cáo buộc về hoạt động tình báo. Nhưng Bắc Kinh đáp trả Washington bằng cách đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô chứ không phải là các cơ sở quan trọng của Mỹ ở Thượng Hải hay Hong Kong.
Dù Trung Quốc gọi việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là “cần thiết”, “thích hợp” và “tương xứng”, thậm chí cho phát “livestream” trên mạng xã hội cho hàng triệu người xem, rõ ràng Trung Quốc vẫn thận trọng, chú ý làm hài lòng người dân trong nước mà không đẩy quan hệ song phương Mỹ-Trung đến bờ sụp đổ.
Zhang Baohui, một giáo sư chính trị học tại Đại học Lĩnh Nam ở Hong Kong, nhận định: “Về cơ bản, Trung Quốc có ý đồ muốn thể hiện rằng mình vẫn cứng rắn nhưng không muốn leo thang căng thẳng. Cách tiếp cận cơ bản của Trung Quốc, như một cường quốc đang trỗi dậy, là làm thế nào để tránh đẩy Mỹ tới một cuộc chiến tranh lạnh”.
Vẫn muốn làm ăn với Mỹ
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu “sủi bọt” vào giữa năm 2018 khi Washington “bắn những phát súng” đầu tiên trong cuộc chiến thương mại vẫn kéo dài cho tới lúc này. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khước từ đàm phán thương mại tiếp với Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn khẳng định lập trường cam kết với thỏa thuận thương mại “pha 1” mà hai nước đã ký vào tháng 1.
Mối quan hệ chỉ xấu đi khi hai cường quốc này đụng độ nhau trong cuộc cạnh tranh công nghệ, lĩnh vực gián điệp kinh tế, đại dịch Covid-19 và trước các hành động của Trung Quốc ở Hong Kong, Tân Cương, Đài Loan, và Biển Đông.
Hồi đầu tháng 7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã công khai kêu gọi hòa giải và đối thoại “chừng nào Mỹ sẵn lòng”.
Chủ động phản ứng ở mức độ vừa phải
Cua Lei, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết phía Trung Quốc vẫn đang nỗ lực hạ nhiệt tình hình như đã từng làm vậy sau các giai đoạn căng thẳng cao độ giữa hai nước, như sau vụ Mỹ ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade hồi năm 1999 hay vụ máy bay Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc va quệt nhau gần đảo Hải Nam sau này.
Nhà cựu ngoại giao Cui nói: “Chiến lược của Bắc Kinh là duy trì ổn định, bày tỏ thiện chí, và giữ hình ảnh họ không bỏ cuộc. Chừng nào Mỹ không muốn chiến tranh thì vẫn còn chỗ cho đàm phán”.
Shi Yinhong, một cố vấn cho chính phủ Trung Quốc và là chuyên gia về Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng trong các năm gần đây, Trung Quốc đã cố gắng tránh phản ứng lại các hoạt động của Mỹ với cường độ tương tự.
Shi nhận định: “Trung Quốc ít có điều kiện để trả đũa. Đã vậy, nếu Trung Quốc lúc nào cũng ăn miếng trả miếng thì đó lại chính là điều mà Tổng thống Mỹ Trump mong muốn và điều này càng khiến Trung Quốc bị quốc tế cô lập”.
Việc đo lường tình cảm của công chúng ở Trung Quốc không hề dễ, do những đặc điểm của hệ thống chính trị ở đây.
Trên các mạng xã hội của Trung Quốc, việc truyền thông nhà nước đưa tin về đối đầu Mỹ-Trung đã kích động chủ nghĩa dân tộc và tâm lý bài Mỹ - điều này đã gây áp lực lên giới lãnh đạo Trung Quốc không được tỏ ra mềm yếu trước Mỹ.
Zhu Feng, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), cho biết: “Về mặt đối nội, Trung Quốc đã cố gắng tránh tỏ ra mềm yếu bằng quyết định trả đũa ở Thành Đô nhưng họ đồng thời tỏ rõ mình đang gắng né tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới mà Mỹ đang muốn áp đặt lên Trung Quốc”.
Trung Quốc cố lấy lòng khối ASEAN để giảm nhẹ áp lực từ Mỹ
Hiện Thái Lan và Philippines là các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á. Nhưng cũng có nhiều nước khác có quan hệ ngày càng thân thiện với Mỹ.
Vào tháng 7 này, Mỹ đã thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông, huy động hai tàu sân bay thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Loạt tập trận này vừa là để thể hiện sự ủng hộ của Mỹ cho các bên tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, vừa là một phần trong chiến lược kiềm chế mà Tổng thống Mỹ thực hiện với Trung Quốc trước thềm bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới.
Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Philippines mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích dữ dội hoạt động quân sự của Mỹ, coi đó là sự can thiệp vào tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực.
Trong một buổi họp kéo dài với một vị lãnh đạo ngoại giao của một nước Đông Nam Á, ông Vương còn nói rằng Mỹ đang “thổi lửa” khắp nơi và “kích động căng thẳng, hỗn loạn trong khu vực”.
Trong khi đó, trong cuộc hội đàm với tân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khéo nhắc Singapore chớ có đứng về phía Mỹ. Ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ hợp tác với Singapore để “vượt qua những điều gây nhiễu” để “bảo vệ an ninh khu vực”.
Trung Quốc cũng công bố một thỏa thuận thương mại tự do với Campuchia, một nước có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh. Việc công bố này cho thấy tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Mặc dù nhiều nước ASEAN hướng tới Mỹ để tìm kiếm quan hệ đối tác an ninh, Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực này trong thập kỷ qua. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước ASEAN càng sâu sắc hơn nữa thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” – một dự án mà ông Tập đầu tư nhiều tâm huyết vào đó./.
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics