Trung Quốc có đảo ngược xu thế tăng trưởng chậm lại?
Tăng trưởng quý II của Trung Quốc ở mức thấp mới trong gần 30 năm qua |
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/7, từ tháng 4-6, GDP của nước này đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái - giảm 0,2% so với quý I/2019. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi ghi nhận số liệu liên quan vào năm 1992. Sự suy giảm về ngoại thương là một yếu tố kéo kinh tế Trung Quốc đi xuống. Trong tháng 6, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018, nhập khẩu còn nghiêm trọng hơn - giảm 7,3%. Điều này thể hiện rõ những thách thức kép của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và nhu cầu trong nước chậm lại.
Vụ trưởng Vụ Thống kê tổng hợp kinh tế quốc dân thuộc Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Mao Thịnh Dũng cho biết, tình hình kinh tế trong và ngoài nước hiện nay vẫn còn phức tạp và nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại, những nhân tố bất ổn bên ngoài gia tăng, và vấn đề phát triển mất cân đối trong nước vẫn còn nổi bật, còn nền kinh tế đang phải đối mặt với sức ép giảm tốc mới. Thực vậy, sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản) hồi cuối tháng 6 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại của hai nước đã trao đổi qua điện thoại. Tuy nhiên, triển vọng đàm phán vẫn chưa rõ ràng, sự tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại sẽ gia tăng sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Vương Quân - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung Nguyên (Trung Quốc), cho rằng tốc độ tăng trưởng tổng thể chậm lại, nhưng vẫn có một số điểm sáng trong các chỉ tiêu của nửa đầu năm 2019. Ví dụ, việc làm mới ở các khu vực thành thị trên toàn quốc đã hoàn thành mục tiêu hàng năm (67%), thu nhập bình quân đầu người tăng 6,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở cho tăng trưởng ổn định và thúc đẩy tiêu dùng. Chuyên gia trên dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm 2019 có thể tiếp tục giảm, nhưng sẽ ổn định về cơ bản trong khoảng từ 6%-6,5%. Ông nói: "Chính sách giảm thuế giảm phí, mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực tiêu dùng như xe hơi đang được cải thiện,... dự kiến sẽ tiếp tục đóng vai quan trọng trong nửa cuối năm 2019.... Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đang dần khởi sắc, cho thấy không nên quá bi quan về thị trường trong thời gian tới". Cổ phiếu phổ thông RMB của Trung Quốc đã hồi phục sau khi chạm đáy ngày 15/7. Chỉ số sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đóng cửa tăng 0,4%, chỉ số sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến tăng 1,04% và chỉ số khởi nghiệp (GEM) tăng 1,94%. Phân tích cũng chỉ ra rằng công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng của tháng 6 tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường, đưa ra tín hiệu cho thấy xu thế vận hành kinh tế đang ổn định và các biện pháp kích thích trước đó đang đóng vai trò trung hòa tác động của cuộc chiến thương mại.
Trước câu hỏi liệu kinh tế Trung Quốc có phải đối mặt với sức ép chưa từng có trong nhiều năm qua hay không, Vương Tịnh Văn - chuyên gia phân tích vĩ mô cấp cao tại Viện nghiên cứu ngân hàng Dân sinh Trung Quốc (CMBC) - cho rằng về lâu dài, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và trung bình trong tương lai sẽ khó khăn hơn. Ông nêu rõ: "Nếu có một viễn cảnh dài hạn và mang tính cơ cấu như vậy, sức ép ngắn hạn đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có thể sẽ nhiều hơn". Cũng theo chuyên gia của CMBC, thách thức chủ yếu trong nửa cuối năm 2019 là chính sách có thể sẽ bị thiếu lực, bởi vì chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trước đó đã "tung hết mã lực".
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK