Trong đại dịch, các doanh nhân xứng đáng là những anh hùng
TS Vũ Tiến Lộc |
Từ đầu năm 2020 đến nay, thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với một khó khăn chưa từng có đó là đại dịch Covid-19. Các doanh nhân Việt Nam đã đối mặt với khó khăn này như thế nào, thưa ông?
- Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang trải qua cơn đại dịch thế kỷ Covid-19, một thử thách chưa từng có trong tiền lệ. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân và sự phấn đấu kiên cường của cộng đồng DN, Việt Nam đã thực hiện thành công nhiệm vụ “kép”: khống chế được dịch bệnh, đồng thời duy trì tăng trưởng, bảo vệ sinh mạng và sinh kế của người dân.
Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam: Phụ thuộc rất nhiều vào mức độ “kiên tâm” của nhà lãnh đạo Nhóm tư vấn của Deloitte Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra 9 hành động thiết thực các DN nên thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch, đồng thời, cũng khuyến nghị rằng, đây là những nguyên tắc cơ bản mà mọi DN nên làm ngay cả khi không gặp các ảnh hưởng “tức thì” như Covid-19, để giúp DN phát triển lành mạnh, bền vững, tăng sức cạnh tranh. 9 giải pháp gồm: Rà soát để tối ưu hóa dòng tiền chi ra của DN; Đối chiếu công nợ để tối ưu hóa chuỗi cung tài chính, xây dựng phương án thu hồi công nợ hoặc khoanh, giãn nợ hiệu quả hơn; Tối ưu hóa hoạt động, tập trung vào duy trì hoạt động thiết yếu, liên quan trực tiếp chuỗi cung ứng của DN; Nhận diện lại khách hàng và thị trường; Xây dựng, làm mới các chương trình tập trung vào chiến lược “giữ chân khách hàng”; Xây dựng các chính sách để gắn kết, ràng buộc chặt chẽ (về lợi ích) với các nhà mua/nhà cung ứng trong cùng chuỗi; Điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ của DN ngày một hiệu quả hơn; Điều chỉnh giá của sản phẩm và tái thiết các nhóm sản phẩm trọng tâm; Tạo kênh tiếp cận dễ dàng hơn cho khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của DN. Việc DN lựa chọn thực hiện hành động nào trong số 9 hành động nêu trên phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề, tình trạng “sức khỏe” và mức độ thanh khoản của DN cũng như vị trí của DN trong chuỗi cung ứng. Và một trong những điều kiện tiên quyết giúp lãnh đạo DN có thể đưa ra quyết định và triển khai hiệu quả bất cứ hành động nào trong số 9 hành động nêu trên phụ thuộc rất nhiều vào mức độ “kiên tâm” của nhà lãnh đạo, cũng như mức độ “kiên cường” mà lãnh đạo có thể xây dựng cho tổ chức của mình. Hoài Anh (ghi) |
Chúng ta đặc biệt trân trọng các doanh nhân đã vì DN, vì người lao động, vì nền kinh tế đất nước trong khó khăn đã không buông bỏ khi chịu lỗ, chịu thua, hy sinh quyền lợi của cá nhân và gia đình mình để duy trì doanh nghiệp. Họ xứng đáng là những dũng sỹ, những anh hùng.
Dù nền kinh tế thế giới theo dự báo sẽ không dễ dàng hồi phục, việc đẩy lùi suy giảm kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng sẽ còn một hành trình gian nan, nhưng những thành quả bước đầu chúng ta đạt được rất đáng được ghi nhận. Trong thời Covid, một năng lực cạnh tranh cốt lõi mang tinh thần dân tộc của người Việt Nam, tố chất của doanh nhân, doanh nghiệp Việt lại được khơi dậy: đó là khả năng thích ứng và chống chịu, sự cố kết vững chắc mỗi lúc đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Việt Nam vẫn đang là ngôi sao hy vọng, một địa điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư theo làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu trong một thế giới đầy bất ổn.
Chúng ta vui mừng trước những thành tựu to lớn đó, nhưng chúng ta cũng còn không ít trăn trở, băn khoăn cho chặng đường sắp tới.
Ông có thể cho biết rõ hơn về những trăn trở này?
- Trải qua hơn 3 thập kỷ hồi sinh, chúng ta vui mừng vì đã có một cộng đồng doanh nhân phát triển nhanh, nhưng chúng ta cũng chưa thể hài lòng vì cộng đồng doanh nhân Việt tuy đã đông nhưng còn chưa đủ mạnh. Dù đã có một số doanh nghiệp và thương hiệu dẫn đầu được thế giới vinh danh, nhưng chúng ta chưa có được cả một thế hệ các nhà công nghiệp sánh vai với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Nhiều “đại gia” của chúng ta cho tới nay, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản và xây dựng… Số làm công nghiệp, công nghệ "make in Việt Nam", "Make by Việt Nam" chưa nhiều.
Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nền tảng quản trị, công nghệ, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp thấp. Hộ kinh doanh cá thể vẫn là chủ thể phổ biến, chiếm tới 88% tổng số các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.
Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn xếp ở thứ hạng thấp trong khu vực.
Vậy theo ông các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào?
- Những chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu, trước tác động của những công cuộc hội nhập đỉnh cao như CPTPP, EVFTA…, cuộc cách mạng công nghệ số, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những diễn biến bất thường về địa chính trị, biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang đòi hỏi cấu trúc chiến lược và quản trị của cộng đồng doanh nhân Việt phải thay đổi.
Các doanh nghiệp dù ở quy mô nào, dù lớn bé, nhỏ vừa đều phải chuyển mình theo hướng đổi mới, sáng tạo, phát triển bền vững, bao trùm và có trách nhiệm hơn. Thế giới của ngày hôm nay sẽ không còn là thế giới của ngày hôm qua. Vị thế địa kinh tế, địa chính trị, tài nguyên, nguồn lao động dồi dào và với chi phí thấp sẽ không còn là những lợi thế của Việt Nam trong những thập kỷ tới. Đổi mới, sáng tạo phải là trái tim của nền kinh tế Việt Nam và đổi mới sáng tạo phải bắt nguồn từ doanh nghiệp.
Tôi tin tưởng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ khơi dậy những động lực mới đưa đất nước sớm đạt tới các mục tiêu này. Từ hành trình “thoát nghèo" tới hành trình "vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình" và trở nên giàu có đòi hỏi những cố gắng, nỗ lực vượt trội về thể chế, về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Muốn "vượt bẫy thu nhập trung bình" phải vượt "bẫy chất lượng thể chế kinh tế trung bình".
Nghị quyết của Đảng sẽ tiếp tục thúc đẩy chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, theo những chuẩn mực hàng đầu trên thế giới, và hướng tới mục tiêu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam phải lọt vào nhóm dẫn đầu trong ASEAN và hướng tới các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bà Mai Kiều Liên và những câu nói gắn liền với thương hiệu nữ doanh nhân quyền lực của châu Á
11:52 | 13/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Văn hoá doanh nghiệp khơi dậy động lực thúc đẩy sáng tạo
14:15 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
20:45 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics