Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
Xuất khẩu nửa cuối năm dự báo tiếp tục sôi động Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm |
Đến đầu tháng 10, xuất khẩu tôm mang về cho Việt Nam gần 3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa: Nguyễn Hiền |
Cơ hội để bứt phá
Trong năm 2024, sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam đều gặp phải nhiều thách thức lớn. Về tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết khắc nghiệt diễn ra trên khắp cả nước: nắng nóng ở miền Trung, hạn hán ở Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và bão lũ ở các địa phương phía Bắc đã gây thiệt hại lớn và tác động đáng kể đến ngành nuôi trồng thủy sản.
Về thương mại, xuất khẩu tôm cũng gặp trở ngại do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao ở các thị trường nhập khẩu chủ chốt, dịch bệnh tôm phức tạp và chi phí sản xuất cao. Tuy nhiên, theo dự báo sản lượng tôm toàn cầu sẽ phục hồi vào cuối năm 2024 và ổn định vào năm 2025. Xuất khẩu tôm đông lạnh vẫn bị tác động bởi xu hướng giá chưa phục hồi rõ rệt, cùng với áp lực giá bán cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ.
Thực tế, tôm chế biến của Việt Nam vẫn có vị thế tốt ở các thị trường. Do vậy, xuất khẩu tôm chân trắng chế biến vẫn tăng gần 10%, trong khi xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh tăng nhẹ hơn với mức 4,5%. Sản lượng tôm nước lợ của Việt Nam đã vượt 1,1 triệu tấn trong 3 quý đầu năm 2024. Tính đến đầu tháng 10, xuất khẩu tôm đã mang về cho Việt Nam gần 3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, vào ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia bao gồm: Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Trong số các nước cùng bị điều tra, mức thuế của Việt Nam thấp hơn mức thuế dành cho Ấn Độ và Ecuador.
Như vậy, với việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp cao hơn đối với sản phẩm tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Indonesia vào cuối tháng 12/2024, ngành tôm Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng được lợi thế này trong thời gian tới. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Cùng với đó, mùa lễ hội cuối năm vẫn sẽ là cơ hội để xuất khẩu tôm nước ta bùng nổ. Theo đó, việc khai thác tốt dư địa từ các thị trường bằng nhiều sản phẩm chế biến sâu sẽ giúp ngành hàng tỷ đô này tiếp tục tăng trưởng và đóng góp tích cực vào mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD của ngành thủy sản.
Mở thêm cánh cửa xuất khẩu tôm sang UAE
Bên cạnh các cơ hội trên, việc Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vừa ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) cũng sẽ mở ra con đường lớn cho tôm Việt Nam tiến sâu vào vào thị trường Trung Đông - châu Phi.
Cụ thể, UAE cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định CEPA có hiệu lực đối với nhiều ngành hàng chủ lực và có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam, tạo cơ sở thuận lợi cho việc xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này và từ đó sang các nước Trung Đông. Hiệp định cũng bao gồm nhiều quy định tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, phù hợp với các xu hướng chuyển đổi số và phát triển xanh hiện nay. Đặc biệt, UAE sẽ mở cửa cho gần như toàn bộ các mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu, trong đó với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao cấp tại UAE, đặc biệt là các sản phẩm tôm và cá, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm nhờ vào ưu đãi từ CЕРА.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), UAE hiện nằm trong số 20 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, với kim ngạch trên dưới 20 triệu USD/năm. Trong giai đoạn từ 2018 - 2022, UAE đứng thứ 16 trong những thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam, chiếm khoảng 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đi các thị trường. Tuy là thị trường nhỏ, nhưng UAE được coi là thị trường tiềm năng vì nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm ngày một tăng và nhất là khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết, mở thêm cơ hội cho xuất khẩu tôm sang thị trường này.
9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 7,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,3% và tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Sản phẩm tôm xuất khẩu chính sang thị trường này gồm: tôm sú tươi đông lạnh, tôm chân trắng PDTO hấp đông lạnh, tôm EZP tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm chân trắng hấp đông lạnh, tôm PD tươi đông lạnh, tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng tươi đông lạnh, tôm chân trắng Nobashi tươi đông lạnh... Như vậy, có thể kỳ vọng với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất, để có thể tăng thị phần tại thị trường này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, CEPA là FTA đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước Ả rập ở khu vực Trung Đông và châu Phi và là bước khởi đầu cho việc thúc đẩy quan hệ không những với UAE và mở rộng ra các thị trường Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Tuy nhiên, UAE cũng là 1 trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng.
Ngoài ra, với các nước Ả rập thì yêu cầu về chứng chỉ Halal rất quan trọng nhưng do đây không phải là thị trường truyền thống nên doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước khác vốn đã quen với các quy định nhập khẩu này từ rất lâu.
Do đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần tích cực nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thay đổi phương thức quản lý, giảm thiểu các chi phí trung gian, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam. Tập trung xây dựng hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn Halal cho các sản phẩm tôm khi xuất khẩu vào thị trường này.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách thương mại vào Mỹ dự đoán "khắt khe" hơn, doanh nghiệp cần làm gì?
08:22 | 19/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD
21:25 | 17/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
Tắc nghẽn và “boring”
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan