Trăn trở y tế vùng cao
Nâng cao chất lượng y tế cơ sở | |
Bảo hiểm y tế giúp giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế | |
Hướng tới phát triển Bảo hiểm y tế bền vững |
Cô đỡ Y Ngọc (trái) đến tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho sản phụ mới sinh. Ảnh: Phạm Hiệp |
Cô đỡ thôn bản vượt khó
Trong các chuyến công tác lên vùng cao, phóng viên đã không ít lần được gặp gỡ và tiếp xúc với các cô đỡ thôn bản nhiệt tâm, trách nhiệm với việc chăm sóc sức khỏe cho bà con dân bản.
Nhiều thôn bản khi mà cơ sở y tế chưa bao phủ, nơi bà con sống trong điều kiện khó khăn, mỗi khi sinh nở lại là một lần lo lắng. Không ít trường hợp các bà mẹ phải tự sinh ở nhà, được chăm sóc sơ sài nên xảy ra nhiều nguy cơ, tai biến trong quá trình sinh nở và sau sinh.
Khi ấy trách nhiệm và tình thương đối với đồng bào, các cô đỡ thôn bản không ngại gian khó, không chút đòi hỏi lợi ích cá nhân, đêm hôm khuya vắng, đường xá khó khăn hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày, khi có yêu cầu là họ có mặt để các bà mẹ không phải “vượt cạn” một mình, để cho mỗi ca sinh nở là một lần “mẹ tròn con vuông”, xua đi nỗi bất hạnh, đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se, 30 tuổi người Mông ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho biết, trước kia những “cô đỡ thôn bản” được phụ cấp mỗi tháng 200.000 đồng, từ năm 2017 tiền phụ cấp này không còn. Tuy vậy, gắn bó với việc khám thai, đỡ đẻ đã 5 năm nay nên mỗi khi bà con gọi, chị đều không từ chối.
Một cô đỡ thôn bản khác là chị Chu Thị Vân, người dân tộc H’Mông, ở xóm Cốc Phia, xã Quang Trung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng dù không được phụ cấp, lại phải trèo đèo, lội suối, đi sớm, về muộn khám, tư vấn cho sản phụ, chăm sóc trẻ sơ sinh và đỡ đẻ, nhưng chị vẫn âm thầm gắn bó với công việc, góp phần quan trọng bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em đồng bào dân tộc.
Theo lời chị Vân, từ khi làm cô đỡ thôn bản, định kỳ ba tháng một lần, chị Vân đến nhà sản phụ khám, tư vấn để sản phụ quan tâm bảo đảm dinh dưỡng, không làm việc nặng và đến cơ sở y tế sinh con. Mỗi khi ở xóm có người nhà sản phụ đến đón và nhờ, chị lại lên đường đi làm bà đỡ. “Dù công việc vất vả, không kể đêm khuya, mưa nắng, cứ có người đến gọi là chị lên đường. May mắn là chị được chồng thông cảm, ủng hộ hoàn thành nhiệm vụ”, chị Vân kể.
Nói về đóng góp của cô đỡ thôn bản, ông Triệu Văn Tuyên, Trưởng Trạm y tế xã Quang Trung, huyện Hòa An chia sẻ, do điều kiện kinh tế khó khăn và phong tục tập quán lạc hậu cho nên khoảng 80 đến 90% số phụ nữ dân tộc H’Mông trong xã sinh con tại nhà, chỉ khi đẻ khó mới đón cô đỡ thôn bản hoặc đến cơ sở y tế. Nhờ những đóng góp thầm lặng, hiệu quả của cô đỡ thôn bản mà chục năm nay, trong xã không có trường hợp tử vong mẹ, tử vong con trong quá trình sinh đẻ.
Theo bà Triệu Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, vai trò của cô đỡ thôn bản rất quan trọng vì Cao Bằng là tỉnh miền núi với những huyện, xã khó khăn, để vận động bà mẹ đến cơ sở y tế khám thai là cả một vấn đề. Vận động họ đến sinh con tại cơ sở y tế lại là vấn đề nữa. Vì thế, tỷ lệ sinh đẻ tại nhà vẫn rất cao, nhất là ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng. “Cô đỡ thôn bản đóng góp đáng kể vào thành công chung của địa phương. Lực lượng cô đỡ thôn bản hiện chưa được hỗ trợ chi phí, tuy nhiên các cô đỡ thôn bản vẫn hoạt động khá nhiệt tình”, bà Hoa nói.
Với đại ngàn Tây Nguyên, nơi điều kinh tế còn nhiều khó khăn, các cô đỡ thôn bản càng khẳng định vai trò của mình. Qua lời kể của cô đỡ thôn bản Y Ngọc, 38 tuổi, người Xê Đăng, ở thôn Kạch Lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, tại đây người dân đa phần đi làm rẫy nên khi mang thai thường ít đến cơ sở để khám thai, khi đẻ thì có tập quán đẻ tại nhà, nhờ người thân đỡ đẻ vì xấu hổ.
Ngoài ra, bà con còn nhiều phong tục chăm sóc cho trẻ sơ sinh, trẻ em chưa đúng. Điển hình như không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm khi mới 2- 3 tháng tuổi nên nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ đau ốm không đưa đến Trạm y tế khám và điều trị sớm, không được chữa bệnh kịp thời nên có trẻ đã tử vong.
Nhưng với lòng yêu nghề, sự đồng cảm, tình thương chị em cùng giới, Y Ngọc không cho phép mình thờ ơ hay mặc kệ mà nỗ lực hết sức mình đem những kiến thức đã được học để tuyên truyền cho bà con nơi đây. Gần chục năm qua, bản thân vừa làm y tế thôn bản vừa là cô đỡ, chị đã tích cực chăm lo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thường xuyên hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Cần cơ chế hỗ trợ
Theo các chuyên gia, cô đỡ thôn bản có cùng văn hóa, phong tục tập quán nên dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để thực hiện công tác y tế tại thôn bản. Vì vậy, đây được coi như một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính làm cho người phụ nữ dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được các dịch vụ làm mẹ an toàn.
Được xem là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế ở vùng sâu, vùng xa nhưng chế độ đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản hiện vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích. Thậm chí, có không ít cô đỡ thôn bản được ví như “người vác tù và hàng tổng”. Do đó, hiện nay nhiều cô đỡ thôn bản đã giải nghệ với lý do không có phụ cấp, đặc biệt nhiều địa bàn còn trong tình trạng “trắng” cô đỡ thôn bản.
Chị Hoàng Thị Nga, Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm y tế huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng mong muốn cơ quan quản lý có kinh phí hỗ trợ đầy đủ và kịp thời cho các cô đỡ thôn bản, có kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cô đỡ thôn bản, có nhiều lớp đào tạo hơn cho những địa bàn không có cô đỡ thôn bản.
Về phía cô đỡ thôn bản, Y Ngọc kiến nghị các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và ngành Y tế quan tâm để mọi cô đỡ thôn bản đều được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Chính phủ. “Bản thân em đã có chế độ phụ cấp do được kiêm nhiệm làm nhân viên y tế thôn, bản, tuy nhiên còn rất nhiều người khác, tuy đã được đào tạo và đang làm cô đỡ thôn, bản nhưng vẫn chưa được hưởng phụ cấp”, Y Ngọc nêu.
Nếu có điều kiện, Y Ngọc cũng mong mong mỗi cô đỡ thôn bản đều được cấp phương tiện đi lại, vật dụng chuyển tuyến như võng, cáng, đèn pin, áo mưa… để giảm khó khăn, vất vả cho cô đỡ thôn bản khi thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng.
Liên quan tới cơ chế chính sách cho cô đỡ thôn bản vùng cao theo lãnh đạo Sở Y tế Điện Biên, cơ quan này vừa ban hành văn bản xin ý kiến tham gia các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố vào dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định số lượng, chế độ phụ cấp nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản trên địa bàn tỉnh, trong đó có đề xuất chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản được hưởng mức hỗ trợ 0,5 mức lương cơ sở/người/tháng.
Theo đại diện Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Cao Bằng, trước đây mỗi cô đỡ thôn bản được trợ cấp 200 nghìn đồng/tháng (trường hợp cô đỡ thôn bản kiêm y tế thôn bản thì chỉ được phụ cấp y tế thôn bản 575 nghìn đồng/tháng). Còn từ 2016 đến nay thì cô đỡ thôn bản không nhận được nguồn trợ cấp nào. Việc này đã gây khó khăn cho ngành Y tế trong việc động viên các cô đỡ nhiệt tình tham gia chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thai phụ.
|
Tin liên quan
Tập trung nâng cao chất lượng y tế cơ sở
10:28 | 06/12/2020 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng y tế cơ sở
09:00 | 19/07/2020 Sự kiện - Vấn đề
Nhọc nhằn y tế vùng cao
07:04 | 07/04/2019 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK