TPHCM: Bàn giải pháp khôi phục tăng trưởng kinh tế
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ sụt giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của TPHCM trong quý 1/2020. Ảnh: Nguyễn Huế |
Tăng trưởng kinh tế giảm sâu
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TPHCM đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, hiện tại chỉ còn 11 trường hợp đang điều trị trong tổng số 55 ca nhiễm, trong đó có 9 người dương tính trở lại.
Theo ông Phong, trong quý 1/2020 dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,42% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1986 đến nay.
“Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế TPHCM sẽ có tác động nhiều đến sự tăng trưởng chung của cả nước. Vì vậy, thành phố sẽ tập trung nguồn lực, mọi giải pháp để khôi phục và phát triển kinh tế. Ngay thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả hệ thống chính trị, DN và nhân dân thành phố phải đoàn kết một lòng nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng nhau hoàn thành mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế”, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.
Nhận định về tình hình kinh tế của TPHCM trong các tháng đầu năm, ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, kinh tế quý 1 của TPHCM giảm rất sâu so với trung bình chung của cả nước do yếu tố dịch vụ và công nghiệp xây dựng của thành phố chiếm tỷ trọng lớn (22% và 22,8%) trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
“Theo kịch bản do Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế TPHCM đưa ra, trong năm 2020, trong bối cảnh giảm dần các yếu tố tiêu cực của dịch bệnh cũng như tác động của kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới, tăng trưởng kinh tế của thành phố năm 2020 sẽ giao động ở mức từ 3-4%. Nếu tăng trưởng kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái thì có thể đạt khoảng 5%. Tuy nhiên, thực tế hiện nay một số nước lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc đã rơi vào suy thoái nên khả năng đạt mức tăng trưởng kinh tế 5% của TPHCM là khó khả thi”, ông Ngân nhận định.
Giải pháp nào để phục hồi tăng trưởng
Theo ông Trần Hoàng Ngân, kinh tế TPHCM trong 2020 chắc chắn sẽ suy giảm. Tuy nhiên, làm sao đến năm 2021 trở đi kinh tế thành phố có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Đây là cơ hội để thành phố tái cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ cao, đô thị xanh hiệu quả, giảm thâm dụng lao động.
Để làm được điều đó, các giải pháp chính sách phải đảm bảo tình hình dịch bệnh trong nước luôn kiểm soát tốt. Chống dịch vẫn là quan trọng nhưng biện pháp phải điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu kép là kết hợp phục hồi kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Việc ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường trong nước trở nên quan trọng hơn đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam và TPHCM. Do đó các, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ rất quan trọng trong triển khai thực hiện các gói giải pháp tài khoá nhằm kích thích kinh tế và thực hiện an sinh xã hội. Cùng với đó là các gói giải pháp của thành phố để khai thác tốt hơn tiềm năng thị trường trong nước không chỉ là thị trường TPHCM. Trong cơ cấu kinh tế của thành phố các ngành có tỷ trọng lớn có mức độ chịu ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài phải có giải pháp cải thiện sản phẩm, và tạo ra sản phẩm mới nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của thị trường trong nước từ đó thúc đẩy sự trở lại vai trò tổng lực tăng trưởng của các ngành. Đồng thời, cần theo dõi tiến trình phục hồi và sự phát huy các gói chính sách hỗ trợ tại các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới cũng là đối tác của các đối tác kinh tế chủ yếu của thành phố.
Ngoài ra, tầm quan trọng của việc tháo gỡ các vướng mắc cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho thành phố thực hiện vai trò trung tâm kinh tế, trung tâm tài chính, thương mại của cả nước trong đó việc khơi thông các điểm nghẽn ảnh hưởng đến sự lưu thông của các nguồn lực kinh tế của thành phố là rất quan trọng.
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, theo phân tích của Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Cành, Đại học Kinh tế Luật TPHCM, sự sụt giảm của ngành thương mại dịch vụ từ đầu năm đến nay có sự tác động lớn từ sự sụt giảm của ngành dịch vụ lữ hành, kéo theo sự sụt giảm các dịch vụ khác. Do đó, cần có các giải pháp cấp bách để khôi phục các ngành có khả năng lan toả lan toả các ngành phát triển. Cụ thể, đối với ngành lữ hành cần phân loại phân loại du lịch nội địa và quốc tế để đa dạng hoá các hình thức du lịch và áp dụng các biện pháp y tế phù hợp để phòng dịch. Các sở, ngành phải đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến về du lịch, thương mại, đầu tư để thu hút khách du lịch...Ngoài ra cần đưa ra các tiêu chí hỗ trợ, triển khai chính sách đối với các DN lữ hành để DN có thể tiếp cận được từ đó khôi phục lại hoạt động.
Khẳng định lĩnh vực công nghiệp sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn khu vực dịch vụ do vẫn còn đáp ứng được các nhu cầu của thị trường, ông Nguyễn Trọng Hoài, Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng bên cạnh việc tăng cường năng lực tiếp cận và truyền thông gói cứu trợ khẩn cấp và hạn chế tỷ lệ DN phá sản, cần mở cửa từng bước 5 thị trường xuất khẩu, nhập khẩu chủ chốt của các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó cần có các giải pháp kết nối chuỗi cung ứng giữa các DN trong nước với nhau và các DN trong nước với DN FDI trong các khu công nghiệp. Đồng thời liên kết các DN của thành phố với các DN của các tỉnh trọng điểm phía Nam đặc biệt đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm trong trường hợp có thể đến tháng 8 thậm chí đến cuối năm xuất khẩu, NK của các DN tại thị trường nước ngoài chưa thể khơi thông...
Bí thư thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Để phục hồi tăng trưởng kinh tế bên cạnh việc tiếp tục quyết liệt phòng dịch phải phục hồi sản xuất kinh doanh đặc biệt cần phải ngăn chặn nguy cơ phá sản của DN. Cụ thể như cần hỗ trợ thu nhập cho người lao động để DN không mất lao động mới có cơ hội phục hồi sản xuất. Cùng với đó cần hỗ trợ đảm bảo sự thanh khoản cho DN đối với các khoản vay vốn, thuê đất, thuê nhà, vật tư… Việc hỗ trợ cần kết hợp từ gói hỗ trợ của Chính phủ và từ gói hỗ trợ của thành phố theo phương thức để DN tự kê khai và cam kết và áp dụng hậu kiểm; Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất có lợi thế từ địa phương. Bên cạnh đó, cần dự báo kịp thời phối hợp với các nước đối tác chủ yếu về tương mại, đầu tư du lịch để mở cửa hoạt động theo từng nước vào từng thời điểm phù hợp; Thúc đẩy số hóa toàn bộ tài nguyên của DN, hình thành cơ sở dữ liệu số các ngành kinh tế của thành phố, từ đó DN khai thác và lập kế hoạch sớm và thực hiện quản trị thông minh; Đẩy mạnh đầu tư công của thành phố đến tháng 10 phải giải ngân đoàn bộ 80% đầu tư công các dự án; Đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp mới, khu công nghệ cao giai đoạn 2; khu đô thị mới Thủ Thiêm… Hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, vượt qua thách thức; Đẩy mạnh các chương trình khởi nghiệp, đổi mới công nghệ sáng tạo; Phát huy trí tuệ nguồn nhân lực của thành phố và cả nước người Việt Nam ở nước ngoài… |
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics