Tốn 3 tỷ USD cho chi phí điện năng mỗi năm, ngành dệt may quyết tâm chuyển hướng sản xuất bền vững
Công nhân sản xuất hàng dệt may tại Công ty Thành Công. Ảnh: ST |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, phát triển năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo và tiết kiệm tài nguyên nước là mục tiêu chiến lược của ngành dệt may Việt Nam. Tại Hội nghị COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trên cơ sở đó, ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra những giải pháp có tính bền vững.
Trong đó đặt ra 4 vấn đề là đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của mục tiêu mà COP 26 đề ra đối với Việt Nam; các điều khoản trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia; yêu cầu của các nhãn hàng khi Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra thế giới và việc cam kết với người tiêu dùng toàn cầu về sự minh bạch, tính an toàn của sản phẩm dệt may.
“Để đạt được điều đó, giải pháp mang tính then chốt là nguồn tài chính đầu tư cho vấn đề này như thế nào. Ngành dệt may Việt Nam sẽ phải nỗ lực từ nguồn tài chính hiện có, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế cùng tham gia đồng hành với Chính phủ Việt Nam về cam kết của Việt Nam với thế giới. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng dành khoản ngân quỹ, đồng hành và cam kết cho sự phát triển hạ tầng, công nghệ, thiết bị và nguồn lực con người để vận hành giải pháp cho nền công nghiệp dệt may Việt Nam phát triển bền vững” – ông Giang cho biết.
Hiện tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho các giải pháp phát triển bền vững, đáp ứng khoảng 60% yêu cầu của các nhãn hàng và dự kiến tăng lên mức 80% vào năm năm 2022-2023.
Ông Giang cho biết thêm, việc chuyển đổi từ các thiết bị thông thường sang các thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ khiến chi phí sản xuất tăng thêm khoảng 15%, nhưng đều nhận được sự chia sẻ của khách hàng và người tiêu dùng.
Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của Vitas cũng chia sẻ số liệu của các tổ chức lớn như Bộ Công Thương, IFC, USAID cho thấy, tiêu thụ điện của ngành dệt may Việt Nam hiện chiếm 1/10 trong tổng số năng lượng tiêu thụ của tất cả các ngành công nghiệp ở Việt Nam với chi phí mỗi năm ở mức 3 tỷ USD. Với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 ở mức 40,47 tỷ USD, chi phí cho điện năng chiếm tới 7,5% tổng giá trị xuất khẩu. Theo ông Tùng, nếu sử dụng điện hiệu quả hơn, sử dụng các sản phẩm năng lượng tái tạo, ngành dệt may có thể tiết kiệm được 1 tỷ USD, bên cạnh việc giảm các chi phí sản xuất khác.
Do đó, Ủy ban phát triển bền vững của Vitas đã đặt ra mục tiêu hình thành 10 khu công nghiệp dệt may lớn với cơ sở hạ tầng và hoạt động thân thiện với môi trường; tăng số lượng các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (như BCI, Oeko-Tex Standard 100, LEED) và số lượng các nhà sản xuất áp dụng và duy trì các chứng nhận bền vững tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, giảm tiêu thụ tài nguyên và chất thải dệt thông qua việc thực hiện phương pháp sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên và các phương pháp cộng sinh công nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, phấn đấu tỷ lệ điện từ các nguồn tái tạo là 10% vào năm 2025 và tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2026 – 2030; giảm mức tiêu thụ năng lượng của toàn ngành ít nhất 0,4 - 0,7% so với cùng kỳ năm trước từ năm 2021 đến năm 2030.
Định hướng của Vitas là đến năm 2030, ngành dệt may ở Việt Nam sẽ trở thành điểm đến số một cho những người mua tìm kiếm nguồn cung cấp sản phẩm dệt may bền vững, không gây hại cho môi trường và con người.
Ông Tùng cũng nhấn mạnh rằng phát triển bền vững là xu hướng của thế giới và là yêu cầu từ phía thị trường và khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có lựa chọn nào khác. Những quy định của chính phủ Việt Nam đối với ngành dệt may cũng đặt ra yêu cầu về vấn đề xanh hóa và sản xuất sạch hơn.
Dẫn chứng thực tế tại Công ty Dệt may Thành Công, ông Tùng cho biết, nhà máy của may Thành Công tại KCN Hòa Phú (tỉnh Vĩnh Long) được triển khai giai đoạn 1 từ năm 2020. Theo tính toán, hệ thống điện mặt trời trên mái của dự án này dự kiến sẽ tạo ra 48,5 triệu kWh điện trong 20 năm, đáp ứng 66% nhu cầu điện cho nhà máy và giúp tiết kiệm hơn 1,9 triệu USD. Cùng với đó, hệ thống cũng giúp giảm 44.281 tấn CO2, tương đương với việc trồng hơn 2,6 triệu cây xanh và cắt giảm 19.342 tấn than.
Theo ông Tùng, việc đầu tư cho phát triển bền vững không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn giúp tạo dựng hình ảnh tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng đến từ Mỹ và châu Âu về khía cạnh môi trường. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đơn hàng mới.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics