Tín dụng đen: Chế tài, hình phạt chưa đủ sức răn đe
Theo ông Phạm Văn Tám, thực trạng tín dụng đen có từ rất lâu. Nhiều người ví đây là “cơn bão” càn quét qua các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhưng tại các thành phố, các khu công nghiệp cũng đều có tình trạng này. Đặc biệt, tín dụng đen còn hoạt động tại các vùng được dự kiến lập các đặc khu kinh tế.
Tín dụng đen gắn liền với lãi suất cao và gắn với tội phạm và vi phạm pháp luật, gắn với các băng nhóm tội phạm. Các tổ chức, cá nhân này cho vay tiền nhanh và sử dụng các đối tượng xã hội đen để đòi nợ bất hợp pháp, thậm chí giết người, gây rối, đe dọa nhắn tin khủng bố tinh thần. Các đối tượng này lách luật, không bao giờ ghi lãi suất trong các hợp đồng tín dụng, thời hạn áp dụng vay trong ngắn ngày, vay theo ngày, theo tuần.
Đối tượng vay tiền chủ yếu là người nghèo, học sinh sinh viên, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngoài ra có cả đối tượng cờ bạc lô đề, đầu tư bất hợp pháp…
“Về thực trạng, theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2018 trên cả nước có 84 vụ giết người, 855 vụ cố ý gây thương tích, 355 vụ cướp tài sản, 1.309 vụ lừa đảo cướp tài sản liên quan tín dụng đen…”, ông Phạm Văn Tám thông tin.
Về nguyên nhân, ông Phạm Văn Tám cho biết, sở dĩ có tình trang này là do nhu cầu vay vốn trong dân cư, DN để giải quyết nhu cầu sản xuất, tiêu dùng là rất lớn, nhưng các sản phẩm của ngân hàng và các tổ chức tài chính chưa đáp ứng được và thủ tục chưa thuận tiện. Trong khi đó, các đối tượng cho vay tín dụng đen cho vay dễ, nhanh, không tài sản đảm bảo…
Bên cạnh đó, nguồn tiền nhãn rỗi trong dân cư lớn, người dân cũng hám lợi nên cho vay tín dụng đen. Đồng thời, một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên xuống cấp về đạo đức, cờ bạc, không tiếp cận được nguồn tiền chính đáng nên đã tiếp cận tín dụng đen. Công tác tuyên truyền về tín dụng đen được coi là chưa đầy đủ.
Chế tài, hình phạt chưa đủ sức răn đe, công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện của một số địa phương cũng chưa chặt chẽ.
Về các giải pháp nhằm hạn chế ngăn chặn tín dụng đen thời gian tới, ông Phạm Văn Tám cho rằng, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hiện Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Công an ban hành chỉ thị đối với tội phạm tín dụng đen quy định rõ trách nhiệm các bộ ngành, trong đó Bộ Công an là nòng cốt. “Hiện nay chúng tôi đang điều tra cơ bản với từng băng nhóm tội phạm, với từng tổ chức, gắn với cao điểm tấn công tội phạm”, ông Tám nói.
Về trách nhiệm của ngành ngân hàng, đại diện Bộ Công an cho biết các thủ tục để người dân được vay vốn của hệ thống ngân hàng chưa được phổ biến nhiều nên đa số người có nhu cầu chưa tiếp cận được. Ngành ngân hàng cần chủ động tiếp cận người có nhu cầu vay.
Đặc biệt, ông Tám cho biết, “Cơ quan Công an rất khó khăn khi muốn tìm hiểu thông tin của khách hàng do ngân hàng quản lý khi chưa khởi tố vụ án. Nhưng qua điều tra triệt phá một số băng nhóm tội phạm hoạt động tín dụng đen thì thấy có dấu hiệu các ngân hàng đưa dữ liệu thông tin của hàng trăm nghìn khách hàng ra bên ngoài, ví dụ như vụ việc Công ty tài chính Nam Long vừa qua. Vì thế, cần chú ý đạo đức, vấn đề tiêu cực của cán bộ ngân hàng”.
Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, với một số vụ án cho vay lãi nặng, có những địa phương yêu cầu giám định lãi suất nhưng thời gian giám định kéo dài, vụ Công ty Nam Long ở Thanh Hóa vừa qua phải mất tới hai tháng nên sau khi có kết luận giám định lãi suất, khi cơ quan công an có lệnh bắt thì tội phạm đã bỏ trốn. Theo đó, ông Tám đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thực hiện nhanh thủ tục này.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics