Tìm giải pháp để nông sản Việt không bị “cướp” thương hiệu tại nước ngoài
Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam do Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học công nghệ tổ chức tại TP.HCM ngày 31/10.
Giá bán cao gấp đôi
Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu nông sản đã được các cấp, ngành và một số nhà sản xuất quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Ghi nhận tại các địa phương, sau khi được đăng ký sở hữu trí tuệ, hầu hết các sản phẩm đều bán được với giá cao hơn từ 1,5 đến 2 lần, tiêu thụ ổn định.
Đại diện Hội nông dân các địa phương cũng cho hay, việc bảo hộ nhãn hiệu cho một số sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đã giúp hạn chế những rủi rõ về biến động giá và mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho nông sản, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập.
Riêng về lĩnh vực trồng trọt, ông Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 800 giống lúa và tồn tại trong sản xuất khoảng 100 giống. Sản phẩm gạo của Việt Nam cũng được xuất khẩu đi 150 quốc gia. Làm tốt tác quyền sẽ góp phần kích thích hơn nữa sự phát triển trong sản xuất, từ đó nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam.
Thủ tục cần đơn giản hơn nữa
Dù có nhiều lợi ích, song hiện nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức và địa phương vẫn chưa quan tâm tới bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản và rất ít nhãn hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam đạt được uy tín ở tầm quốc tế. Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng, cả nước có hơn 800 sản phẩm nông lâm thuỷ sản có uy tín nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và khoảng 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ một số ít trong đó được tiến hành đăng ký bảo hộ ở nước ngoài như nước mắm Phú Quốc, cà phê Ban Mê Thuột. Trong khi việc đăng ký nước ngoài rất quan trọng trong việc bảo vệ thị trường của nông sản Việt Nam tại nước ngoài.
Do chưa quan tâm đúng mức đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nên một số thương hiệu Việt Nam bị lạm dụng hoặc chiếm đoạt ở nước ngoài và một trong số đó phải mất nhiều thời gian, chi phí mới đòi lại được như các vụ thương hiệu nước mắm Phú Quốc, cà phê Ban Mê Thuột. Đáng buồn hơn, không ít sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải thông qua các thương hiệu nước ngoài. Có những sản phẩm đã được Nhà nước bảo hộ tên gọi, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, dẫn đến bất lợi lớn trong cạnh tranh. Câu chuyện mất các thương hiệu nông sản nổi tiếng của Việt Nam tại một số thị trường trên thế giới trong thời gian gân đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh về việc phải sớm xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Đánh giá về nguyên nhân của tình trạng trên, các ý kiến đều cho rằng chính quyền cơ sở và nông dân chưa thấy hết tầm quan trọng của việc xây dựng và đăng ký, xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu nông sản. Bên cạnh đó, kỹ năng kinh doanh, thương mại và tiếp thị sản phẩm của người sản xuất chưa thật sự tốt, năng lực hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Sự liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân chưa chưa chặt chẽ cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các sản phẩm nông sản phát triển một cách tự phát, không có sự quản lý của các ban ngành làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông sản.
Trong khi đó, từ góc độ người nông dân, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng, thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm nông sản, đăng ký bảo hộ khá rườm rà đối với những tác giả sáng chế hàng ngày chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Do đó, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng thủ tục đăng ký sáng chế cần được đơn giản hoá trong điệu kiện nhiều nông dân tạo được giống cây trồng mới nhưng không đủ tài chính và trình độ văn hoá để làm thủ tục đăng ký.
Ngoài ra, theo đại diện Hội Nông dân Việt Nam, cần liên kết để tạo ra mạng lưới phân phối chặt chẽ, nghiêm ngặt và có hiệu quả, giúp các sản phẩm nông sản có đầu ra ổn định. Từ đó mới khuyến khích người nông dân tích cực tham gia.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK