Tiếp thị liên kết dẫn dắt xu hướng thương mại điện tử Việt Nam
![]() |
Mỗi tháng, thị trường ghi nhận khoảng 30 triệu đơn hàng đến từ kênh tiếp thị liên kết, đóng góp từ 10% đến 50% doanh thu của các doanh nghiệp tham gia. Nguồn: Internet. |
Cơ hội tỷ USD…
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là hình thức bán hàng thông qua các cộng tác viên giới thiệu sản phẩm và nhận hoa hồng khi có đơn hàng thành công.
Theo báo cáo “Affiliate Marketing Report 2025” từ Accesstrade Việt Nam, quy mô thị trường tiếp thị liên kết tại Việt Nam năm 2024 ước tính đạt quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với năm 2022.
Mỗi tháng, thị trường ghi nhận khoảng 30 triệu đơn hàng đến từ kênh tiếp thị liên kết, đóng góp từ 10% đến 50% doanh thu của các doanh nghiệp tham gia. Con số đang ngày càng tăng trong bối cảnh người tiêu dùng đã quen với mua sắm trực tuyến.
Sở dĩ tiếp thị liên kết bùng nổ trên sàn TMĐT là do mô hình này cho phép doanh nghiệp chỉ trả hoa hồng khi có đơn hàng thực tế, từ đó giúp tối ưu hóa chi phí tiếp cận khách hàng.
Nắm bắt cơ hội trên, các sàn TMĐT lớn đã và đang đẩy mạnh ứng dụng tiếp thị liên kết như một kênh tăng trưởng chiến lược. Tiếp thị liên kết hiện nay là một phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng của Shopee, chiếm khoảng 30% tổng doanh số bán hàng của Shopee.
Theo báo cáo “Affiliate Marketing Report 2025” từ Accesstrade Việt Nam, quy mô thị trường tiếp thị liên kết tại Việt Nam năm 2024 ước tính đạt quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với năm 2022. |
![]() |
Với các seller/shop trên sàn, doanh thu đến từ tiếp thị liên kết cũng chiếm khoảng 30%, ngang bằng với livestream và quảng cáo nội sàn. Đối với các thương hiệu, doanh số từ tiếp thị liên kết chiếm 10% tổng doanh thu, tăng đáng kể so với mức 4% vào năm 2023.
Lazada và Tiki dù chưa công bố con số cụ thể nhưng cũng đã triển khai chương trình tiếp thị liên kết và thu hút mạng lưới cộng tác viên ngày càng đông đảo. Nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ tận dụng cơ hội để cạnh tranh với các thương hiệu lớn, thông qua việc hợp tác với KOL, blogger và người có ảnh hưởng.
Không chỉ doanh nghiệp, người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Z cũng đang tích cực trở thành cộng tác viên tiếp thị liên kết. Khi có người mua hàng qua các liên kết này, cộng tác viên sẽ nhận được phần trăm hoa hồng từ sàn hoặc nhà bán hàng.
… và bài toán kiểm soát gian lận
Theo Statista, 72% người tiêu dùng Việt Nam tin vào đánh giá từ KOLs/KOCs - những người tiêu dùng trực tiếp sử dụng dịch vụ, sản phẩm và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân tới người xem. Điều này cho thấy niềm tin vào thông tin uy tín là yếu tố quan trọng của tiếp thị liên kết.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến môi trường và sức khỏe, làm tăng xu hướng cá nhân hóa và bền vững trong mua sắm. 74% sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm tái chế hoặc có chứng nhận bền vững. Xu hướng này không chỉ giới hạn ở ngành hàng tiêu dùng, mà còn lan sang lĩnh vực tài chính, với thanh toán qua mã QR tăng trưởng ấn tượng 892,95%.
Nhìn chung, tiếp thị liên kết đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là những người muốn tăng thu nhập thông qua hoạt động online. Tuy nhiên, mô hình này cũng đi kèm với thách thức như gian lận doanh thu, chất lượng sản phẩm không đồng đều hoặc nguy cơ xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Để quản lý hiệu quả mô hình tiếp thị liên kết, Hiệp hội TMĐT Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống kiểm soát cộng tác viên, công nghệ theo dõi chuyển đổi và quy định rõ ràng về hoa hồng. Người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo trong lựa chọn sản phẩm giữa vô số mặt hàng được quảng bá qua các kênh cá nhân.
Luật TMĐT dự kiến được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào cuối năm 2025 cũng cân nhắc đến vấn đề kiểm soát nội dung quảng cáo, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo minh bạch trong giao dịch để quản lý tốt hơn mô hình tiếp thị liên kết.
“Các sàn TMĐT phải chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị liên kết diễn ra trên nền tảng của mình. Việc đảm bảo tính minh bạch, xác thực nội dung và quyền lợi người tiêu dùng sẽ là những trụ cột trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý”, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh.
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
09:06 | 14/04/2025 Thương mại điện tử

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử quý I/2025 đạt 34,5 nghìn tỷ đồng
10:52 | 08/04/2025 Thương mại điện tử

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
15:46 | 19/04/2025 Thương mại điện tử

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
09:06 | 16/04/2025 Thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
11:20 | 11/04/2025 Thương mại điện tử

Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam
10:12 | 08/04/2025 Thương mại điện tử

Áp lực tăng phí lên các sàn thương mại điện tử
15:24 | 01/04/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025
10:02 | 14/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu