Tiến thoái lưỡng nan
Để xuất khẩu an toàn dưới tác động xung đột Nga- Ukraine | |
Nga tuyên bố bắt đầu giai đoạn mới trong chiến dịch quân sự ở Ukraine | |
Những thách thức đối ngoại khiến ông Joe Biden “tiến thoái lưỡng nan” |
Xung đột Nga và Ukraine – nguyên nhân khiến thế giới rơi vào lạm phát đình trệ |
Sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, chuỗi cung ứng càng trở nên rối loạn, cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu do vị trí quan trọng đặc biệt của Nga và Ukraine trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai toàn cầu. Neon là nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất chip, trong khi sản lượng của Nga và Ukraine chiếm 70% sản lượng toàn cầu. Lĩnh vực năng lượng và tài nguyên chiến lược quan trọng đang là nguồn gốc của rối loạn nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, các lệnh cấm lẫn nhau giữa Nga các nước phương Tây dẫn đến hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu bị cản trở nghiêm trọng. Vùng chiến sự bùng phát giữa hai nước là đầu mối vận chuyển đường không và đường bộ của đại lục Á-Âu. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt và chống trừng phạt tài chính của Mỹ và phương Tây đối với Nga dẫn đến hệ thống thanh toán đóng vai trò “chất bôi trơn” cho sự vận hành thông suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu xuất hiện sự rạn nứt nghiêm trọng.
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng với biên độ lớn để ngăn chặn suy thoái, kích thích phục hồi. Tuy nhiên, do nguồn cung rối loạn và ảnh hưởng của các nhân tố khác, bắt đầu từ quý 4/2021, các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU), đã gặp sức ép lạm phát ngày càng nghiêm trọng.Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu công bố gần đây, tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã tăng mạnh từ mức 5,9% trong tháng 2 lên 7,5% trong tháng 3, ghi nhận mức cao mới trong lịch sử kể từ khi đồng euro ra đời. Lạm phát của Đức là 7,6%, Tây Ban Nha là 9,8%.
Đứng trước tình hình lạm phát ngày càng nghiêm trọng, các nền kinh tế chủ chốt phải thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, xác định kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên, do đó kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Từ cuối năm 2021 đến nay, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất 3 lần. Đồng thời FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn xem thu hẹp chương trình mua tài sản là biện pháp quan trọng để tăng tốc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi chấm dứt hoàn toàn. Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển gặp sức ép lạm phát nghiêm trọng cũng phải điều chỉnh chính sách vĩ mô và bắt đầu tăng lãi suất.
Tình trạng lạm phát đình trệ khiến việc điều tiết kinh tế vĩ mô của nhiều nước gặp nhiều khó khăn “được cái này mất cái kia”: muốn thoát khỏi kinh tế đình trệ cần phải mở rộng, nhưng việc mở rộng sẽ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát; muốn kiểm soát lạm phát cần phải thắt chặt, nhưng thắt chặt sẽ làm kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Để thoát khỏi tình thế này, các nền kinh tế chủ chốt và tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm ra cách thức cơ bản để thoát khỏi khó khăn trên nhiều phương diện, từ thể chế thậm chí chế độ, cũng như quản trị kinh tế toàn cầu và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô kinh tế. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn điều này sẽ mang lại thành công.
Tin liên quan
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát hiện gần 180 kg pháo hoa trên xe than đá
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics