Tiêm chủng vắc xin Covid-19: Quy trình chặt chẽ, mức độ an toàn cao nhất
Bệnh viện E tiếp nhận những người đến tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh Bệnh viện E |
Đảm bảo quy trình
Bắt đầu từ ngày 12/5 đến 21/5, Bệnh viện E tổ chức triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho hơn 1.000 cán bộ y tế của bệnh viện và nhiều phóng viên cơ quan báo chí trên địa bàn Hà Nội.
Theo ghi nhận tại Bệnh viện E, bệnh viện bố trí khu vực tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều theo thứ tự: Khu vực chờ trước tiêm chủng - Bàn đón tiếp, hướng dẫn - Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng - Bàn tiêm chủng khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng. Đồng thời, bệnh viện cũng chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT, phân công nhân viên có kinh nghiệm trực tiếp theo dõi và xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng để xử trí ngay tại chỗ các trường hợp phản ứng nặng (nếu có).
Trước khi tiêm, bác sĩ Khoa Nội Nhi tổng hợp và Dị ứng miễn dịch và da liễu của bệnh viện sẽ khám sàng lọc cho người tiêm để đảm bảo an toàn. Công tác khám sàng lọc của bệnh viện sẽ thực hiện đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SPO2, khai thác bệnh sử, tư vấn và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng, thông báo cho đối tượng tiêm chủng về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vắc xin được tiêm chủng, tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Sau tiêm, người được tiêm vắc xin được ngồi nghỉ ngơi và theo dõi sức khoẻ tại phòng. Theo dõi sau tiêm trong vòng 30 phút đến 60 phút trước khi ra về và được nhân viên y tế hướng dẫn họ tiếp tục theo dõi ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm.
Thông tin về quy trình tiêm chủng, GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, bệnh viện thực hiện theo đúng hướng dẫn quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế về tiêm phòng Covid-19. Trong đó có các điều kiện rất lưu ý là việc vận chuyển, bảo quản vắc xin đúng theo quy định, tiêm đúng kỹ thuật. Đồng thời, Bệnh viện thực hiện rất nghiêm túc việc khám sàng lọc để chọn đối lượng tiêm, hoặc trì hoãn, hoặc có những chống chỉ định. Sau khi thực hiện tiêm thì có theo dõi trong thời gian 30-60 phút để phòng ngừa những tai biến, phản ứng phụ sau khi tiêm.
Giám đốc Bệnh viện E cũng thông tin, vắc xin phòng Covid-19 sử dụng trong đợt tiêm này là vắc xin của AstraZeneca, một trong ba vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vắc xin được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ 2-8 độ C và được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm.
Vắc xin là vũ khí lợi hại để phòng chống dịch bệnh
Sau khi triên khai tiêm chủng vắc xin Covid-19, tại một số địa phương đã ghi nhận những trường hợp phản vệ sau khi tiêm, thậm chí có trường hợp tử vong. Do đó, nhiều người vẫn còn lo ngại, hoặc “chần chừ” khi tiêm vắc xin này.
Song PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, vắc xin là vũ khí lợi hại và vô cùng quan trọng trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh Covid-19 nói riêng. “Dù rằng, vắc xin cũng có những tác dụng phụ, đặc biệt nguy hiểm nhất trong phản vệ của vắc xin là sốc phản vệ. Nhưng vấn đề tăng cường tiêm vắc xin Covid-19 ở Việt Nam là vô cùng cần thiết”- PGS Thiểm cho biết.
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của vắc xin Covid-19, PGS Thiểm cho biết, sau khi tiêm, những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau cơ... là những phản ứng vẫn thường gặp trong rất nhiều loại vắc xin chứ không riêng vắc xin Covid-19. Những tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài vài ba ngày và đa số là tự khỏi, không cần điều trị, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần phải điều trị.
Điều đáng quan ngại nhất là sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong sau khi tiêm, nhưng theo PGS Thiểm, với những vắc xin Covid-19 mà đang sử dụng, tỷ lệ sốc phản vệ là rất nhỏ. PGS Thiểm phân tích, bản chất vắc xin là một chất đưa vào cơ thể, kích thích cơ thể để sinh ra kháng thể phòng bệnh. Khi đó, tùy theo cơ địa của từng người, có người sẽ có một tỷ lệ rất nhỏ phản vệ vắc xin và đặc biệt là sốc phản vệ. Khi quyết định đưa một vắc xin vào sử dụng thì bao giờ cũng phải đánh giá lợi ích và nguy cơ. Nếu lợi ích tiêm vắc xin Covid-19 mang lại cao hơn nguy cơ thì chúng ta nên dùng vắc xin để phòng bệnh cho người dân.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến. Theo đó, các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ.
Người tiêm được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.
Tin liên quan
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ quan không tiêm vắc xin sởi, người lớn coi chừng rước bệnh cho con trẻ
15:00 | 17/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK