Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn, tính đến nay, Lạng Sơn có 20.984 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 2 toàn quốc; có 48.920 giao dịch thành công, đứng thứ 4 toàn quốc; có 228.099 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, đạt 93%, đứng thứ 3 toàn quốc.
Con số này là minh chứng rõ nét cho quyết tâm của Lạng Sơn trong đẩy mạnh hợp tác thương mại điện tử với các đối tác, đặc biệt là DN Trung Quốc. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện hỗ trợ các DN trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư, hợp tác và kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử quốc tế và các dịch vụ như logistics, xuất nhập khẩu (XNK), tài chính ngân hàng...
Tại Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2024: Bứt phá và Tăng tốc” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp tổ chức tại TP Lạng Sơn mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn chia sẻ, Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa XNK lớn của Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc và ngược lại. Vị trí địa lý thuận lợi cùng mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đang là “đòn bẩy” để phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử qua biên giới.
Ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại hội thảo. |
Lạng Sơn có lợi thế hết sức quan trọng để phát triển kinh tế cửa khẩu và các dịch vụ thương mại, logistics, công nghiệp, trong đó có thương mại điện tử. Tỉnh xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, trong đó bao gồm các trụ cột là kinh tế số và Cửa khẩu số, tiến tới là mục tiêu Cửa khẩu thông minh.
Đáng chú ý, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp cận với các kỹ năng số, ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh; tích cực triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh...
Đồng thời, tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường triển khai các giải pháp nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics phục vụ thông quan hàng hóa thương mại điện tử quốc tế; đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối thông suốt với các tỉnh, thành phố...
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số của DN, thúc đẩy hợp tác phát triển thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới trên địa bàn, ông Liễu Anh Minh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn sẽ triển khai chuyển đổi số toàn diện, phát triển đồng bộ hệ sinh thái số với các nền tảng chung; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho DN Việt Nam - Trung Quốc.
Cùng với đó tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng cường triển khai các chiến lược phát triển dịch vụ logistics và khai thác, quản lý hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới đã được đầu tư tại các khu vực cửa khẩu; trong đó, tập trung thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh...
Doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh qua giao dịch điện tử. |
Nêu ý kiến tại Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2024: Bứt phá và Tăng tốc”, ông Lý Kiến Lương, Tuần thị viên cấp 2, Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc cho biết, nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam, Quảng Tây đang tích cực thúc đẩy nâng cấp các cửa khẩu, lối thông quan thông suốt.
Theo ông Lý Kiến Lương, hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới của Quảng Tây đã kết nối với hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang đã tập trung xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi phục vụ cho cả thị trường tuần hoàn kép trong nước và quốc tế, kết hợp với các chính sách ưu đãi của khu vực thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới. Do đó, triển vọng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc (Quảng Tây) và Việt Nam khá rộng mở.
Liên quan đến giải pháp cho DN về XNK trực tuyến qua nền tảng thương mại điện tử, bà Nguyễn Phương Thảo, đại diện Công ty cổ phần tập đoàn OSB (đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam) nhấn mạnh đến sự cần thiết nâng cao năng lực DN thông qua các chương trình đào tạo; trang bị cho DN kiến thức về các công nghệ mới như Big Data, AI, Blockchain; tăng cường quảng bá sản phẩm, DN XNK chủ lực có uy tín lên nền tảng thương mại điện tử quốc tế.
Còn theo ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Lạng Sơn cho hay, nhất thiết cần tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thanh toán quốc tế phục vụ thương mại điện tử xuyên biên giới. Ngoài việc dựa trên các nghiệp vụ truyền thống như tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh, bao thanh toán… cũng cần đưa vào vận hành công nghệ thanh toán quốc tế chuyên biệt như bao thanh toán chuyên biệt, thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS), chiết khấu nhanh, bảo lãnh thanh toán thuế XNK.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới phải hướng đến tính bền vững; hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thương mại điện tử xuyên biên giới (Luật Thương mại điện tử, Nghị định quản lý XNK qua thương mại điện tử); kết nối khai báo thuế và tăng cường quản lý hàng XNK thương mại điện tử qua chuyển phát nhanh; tập trung phát triển, tối ưu hóa hệ thống logistics, thanh toán phục vụ thương mại điện tử xuyên biên giới…
Tin liên quan
Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
14:21 | 31/12/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
23:33 | 25/12/2024 An ninh XNK
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics