Thực hiện tốt mục tiêu quản lý nợ công trong nửa đầu năm
Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu đạt 69.087 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện kế hoạch vay trả nợ công và các hạn mức nợ trong 6 tháng đầu năm 2022, trong đó có kết quả huy động vốn vay của Chính phủ cho thấy, về vay trong nước, trong bối cảnh thu ngân sách Trung ương (NSTW) đạt khá, 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 66% dự toán; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, tồn quỹ NSTW đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chi, Chính phủ chủ động giảm khối lượng phát hành trái phiếu để giảm áp lực tăng lãi suất phát hành.
Theo đó, vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm đạt 69.087 tỷ đồng, tương đương 17,3% kế hoạch cả năm, chủ yếu là loại kỳ hạn 10-15 năm. Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) bình quân đạt 14,75 năm, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là từ 9-11 năm tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021, giúp kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân (ATM) danh mục lên mức 9,20 năm, tăng 0,8 năm so với 2020.
Lãi suất phát hành TPCP bình quân 2,45%/năm so với mức 2,86%/năm của năm 2020, góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN, giảm gánh nặng chi trả lãi Chính phủ.
Về vay nước ngoài, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu vẫn là các khoản ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài 15-40 năm, ân hạn 5-10 năm, lãi suất thấp, bình quân gia quyền khoảng 1,3%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Chính phủ ký kết 2 hiệp định vay nước ngoài với tổng trị giá 184,6 triệu USD.
Rút vốn vay nước ngoài từ đầu năm đến ngày 30/6 khoảng 12.311 tỷ đồng, trong đó cấp phát khoảng 8.242 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 4.069 tỷ đồng. Khối lượng rút vốn tập trung từ các nhà tài trợ đa phương và song phương như Ngân hàng Thế giới (chiếm 49,7% giá trị rút vốn vay nước ngoài 6 tháng đầu năm 2022), Nhật Bản (17,7%), Ngân hàng Phát triển châu Á (19,2%) và các nhà tài trợ khác (13,5%).
Tổng hợp 6 tháng đầu năm, huy động vốn vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ khoảng 81.398 tỷ đồng (đạt 12,1% kế hoạch năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó vay cho NSTW khoảng 77.329 tỷ đồng (bằng 12% kế hoạch), vay về cho vay lại (CVL) 4.069 tỷ đồng (15,2% hạn mức được Chính phủ phê duyệt).
Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ, trả nợ của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm (tính đến 30/6) khoảng137.500 tỷ đồng, đạt 40,9% kế hoạch cả năm, trong đó nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 125.148 tỷ đồng (41,7% kế hoạch cả năm), trả nợ nước ngoài cho vay lại khoảng 12.353 tỷ đồng (34,3% kế hoạch).
Các khoản nợ của Chính phủ được thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo đúng cam kết với các chủ nợ, góp phần nâng cao uy tín của Chính phủ và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Phát huy hiệu quả vốn vay, nợ công sẽ trở thành động lực quan trọng để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Ảnh minh họa: ST |
Tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững
Theo đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã thực hiện tốt mục tiêu quản lý nợ công đảm bảo huy động vốn đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN và đầu tư phát triển với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý; điều chỉnh cơ cấu và khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn cũng như điều kiện thị trường.
Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu danh mục nợ công để góp phần đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Tiếp tục tập trung huy động vốn trong nước thông qua phát hành TPCP với kỳ hạn dài, lãi suất hợp lý để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN và góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững.
Cơ cấu nợ Chính phủ có chuyển biến khả quan, vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, tuy vậy nguồn vốn nước ngoài vẫn đáp ứng đủ các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần bồi đắp dư địa chính sách tài khóa để ứng phó với rủi ro vĩ mô; công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết với chủ nợ, giữ uy tín của Chính phủ.
Cùng với đó, tích cực thực hiện các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ công tác giải ngân thông qua việc theo dõi sát tiến độ giao kế hoạch vốn, tổ chức các đoàn công tác của Bộ Tài chính tại một số Bộ ngành (Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT) và địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Bình, Hà Tĩnh) có số kế hoạch vốn được giao lớn…
Cũng trong nửa đầu năm, kiểm soát chặt chẽ, hạn chế rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho NSNN thông qua tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại, siết chặt việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, giám sát chặt chẽ công tác trả nợ đúng hạn; triển khai có hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc từ đại dịch dẫn đến hơn 35 lượt hạ bậc tín nhiệm trên thế giới kể từ đầu năm 2022, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng hạng kể từ đầu năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nợ công vẫn gặp một số tồn tại, hạn chế như: giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 đạt thấp. Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài đến 30/6/2022 chỉ đạt 9,1%, trong đó các bộ, ngành đạt 16,2%, các địa phương đạt 5,4% so với kế hoạch được giao.
Bên cạnh đó, tiến độ hoàn thành thủ tục trong nước của các cơ quan chủ quản và chủ dự án vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài còn chậm, không đáp ứng điều kiện đàm phán vay dẫn đến kết quả đàm phán và ký kết chưa đạt kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, danh mục nợ Chính phủ còn tiềm ẩn rủi ro trong bối cảnh xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu đang gia tăng, trong khi Chương trình phục hồi, một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hồi phục trong nước, vẫn đang trong quá trình triển khai; lãi suất USD tăng gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời cũng có tác động không thuận lên thị trường TPCP trong nước khiến thanh khoản thị trường giảm trong khi nhiều nhà đầu tư TPCP có xu hướng thận trọng, tăng mạnh lãi suất dự thầu và giảm khối lượng mua TPCP.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn tới, trước áp lực huy động vốn của Chính phủ tăng nhanh để cân đối NSNN và hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi, để tiếp tục chính sách vay chủ yếu từ nguồn trong nước có thể cần phải tăng vay từ nguồn ngân quỹ Nhà nước hoặc phát hành TPCP kỳ hạn dưới 5 năm, theo đó rủi ro tái cấp vốn và các chỉ tiêu về nghĩa vụ trả nợ có khả năng tăng cao trở lại.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics