Chiến lược nợ công đến 2030: Hướng tới đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia
Chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2030: Sẵn sàng cho tiến trình phát triển Kho bạc số | |
Phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 | |
Điểm mới trong Chiến lược nợ công |
Hướng tới tăng cường ổn định vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư
Trong các ngày 20 và 21/6, Bộ Tài phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tổ chức Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030. Tham dự Hội nghị có đại diện các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Quốc hội, UBND và Sở Tài chính các địa phương, đại diện tổ chức quốc tế WB, IMF, các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn dự và chủ trì Hội nghị quan trọng này.
Trong khuôn khổ hội nghị, chiều ngày 20/6 đã diễn ra Phiên I với chủ đề Tổng quan và định hướng huy động, sử dụng vốn vay nợ công đến năm 2030.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua thể hiện được tầm nhìn của Đảng đối với đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030, điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đây là 1 trong 9 chiến lược nhánh trong tổng thể hệ thống chiến lược ngành Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là cơ sở quan trọng tiếp tục cải cách công tác quản lý nợ công bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia”, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Chiến lược nợ công được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đã đặt ra một số chỉ tiêu cân đối lớn như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; phấn đấu bội chi NSNN đến năm 2030 khoảng 3% GDP.
Theo Thứ trưởng, việc xây dựng Chiến lược nợ công đã kế thừa vai trò tích cực của chính sách quản lý nợ công giai đoạn vừa qua, góp phần tăng cường ổn định vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính - NSNN.
Chiến lược nợ công đến năm 2030 - một chương trình rất tham vọng
Phát biểu tại Hội nghị, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá cao Bộ Tài chính đã chỉ đạo xây dựng chiến lược nợ công đến năm 2030.
“Chúng tôi ghi nhận Chiến lược nợ công đến năm 2030 là một chương trình rất tham vọng liên quan đến cả chính sách tài khóa cũng như quản lý nợ, trong đó xác định ra khung tài khóa tổng thể thông qua các hạn mức nợ và ngân sách, đồng thời hướng dẫn và định hướng cho các hoạt động chi tiêu vay nợ của Chính phủ. Sau khi trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và sau này với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 đòi hỏi nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng bình quân từ 5-6 % trong 20 năm tới”, bà Carolyn Turk nhấn mạnh.
Theo nội dung Chiến lược nợ công đến 2030, Chính phủ đã đã đề ra một số quan điểm chủ đạo và mục tiêu chủ yếu trong quản lý nợ công. Về quan điểm, Chiến lược nợ bám sát Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tăng cường quản lý tài chính, NSNN, nợ công theo kế hoạch trung hạn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; đảm bảo khả năng trả nợ, chủ động cơ cấu lại danh mục nợ và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công. Về mục tiêu, phấn đấu tới năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu NSNN.
Ngoài ra, Chiến lược nợ công cũng đề ra 6 định hướng lớn trong việc huy động và sử dụng vốn vay, 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai Chiến lược, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại; thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả; phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước; quản lý nghĩa vụ nợ dự phòng; tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa thông tin.
Theo Ban tổ chức hội nghị, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều thách thức, tác động sâu rộng tới việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong nước, các cơ quan, tổ chức, các địa phương cần sớm nghiên cứu, quán triệt đầy đủ và đề ra kế hoạch, lộ trình chi tiết đối với từng mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể tại từng cơ quan, tổ chức, địa phương, tổ chức thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn vay nợ công để triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030 một cách hiệu quả, thiết thực.
"Giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện kiểm soát tăng chi ngân sách và nợ công, bội chi NSNN bình quân đạt khoảng 3,45% GDP, đảm bảo mục tiêu của Chiến lược nợ, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị là đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP và mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. 5/6 chỉ tiêu về nợ công đảm bảo trong giới hạn cho phép, trong đó, nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) cuối năm 2020 khoảng 55,9% GDP, đảm bảo trong giới hạn không quá 65% GDP". |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics