Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá |
Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Phúc Sinh - DN vừa nhận được đầu tư của quỹ từ châu Âu nhờ đáp ứng các tiêu chí xanh. Ảnh: DN cung cấp |
Tâm lý nghi ngờ và do dự
Chia sẻ tại Diễn đàn phát triển bền vững do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, mặc dù Chính phủ và các cơ quan liên quan đang có những bước tiến trong việc xây dựng chính sách và quy định về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính nhưng còn thiếu các quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho DN.
Trong khi đó, tại các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, chính sách xanh được ban hành nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất và liên tục phát triển theo thời gian.
Điều này đặt ra thách thức lớn cho hàng hóa Việt Nam tại các thị trường này, bởi chính sách định hướng và người tiêu dùng sẽ loại bỏ dần các sản phẩm không nằm trong danh mục xanh.
Đối với vấn đề tài chính, ông DarryI J. Dong, Đại diện Cấp cao phụ trách Văn phòng TPHCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) chỉ ra rằng, để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho cơ sở hạ tầng, công nghệ mới và các chương trình xã hội hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh.
Trong đó, phần lớn nguồn vốn sẽ đến từ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, ông Darryl đánh giá: “Mặc dù nhu cầu vốn là một bức tường khổng lồ, cánh cửa cho tài chính khí hậu của Việt Nam chỉ mới hé mở một chút”.
Theo đó, các rào cản bao gồm chi phí đầu tư phải trả trước rất lớn, có ít giao dịch khả thi, tín dụng xanh ở mức thấp, năng lực thị trường vốn và quy định còn sơ khai. Tiếp nữa là tâm lý nghi ngờ và do dự trước các dự án khí hậu được coi là rất rủi ro.
Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng DN, Ngân hàng UOB Việt Nam chỉ ra rằng, từ phía các nhà đầu tư, các rào cản đáng kể nhất bao gồm việc thiếu một khuôn khổ phân loại xanh rõ ràng, không đủ động lực cho các khoản đầu tư xanh và các rủi ro tài chính được cho là có mối liên hệ đến các công nghệ mới.
Ngoài ra, thường có sự không phù hợp giữa bản chất dài hạn của các khoản đầu tư xanh và kỳ vọng tài chính ngắn hạn của các nhà đầu tư.
Thị trường tín chỉ carbon - được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn lực lớn cho quá trình chuyển đổi xanh, cũng được đánh giá là đang đi chậm hơn đáng kể so với thị trường quốc tế.
Theo ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng giám đốc Công ty Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA), mặc dù thị trường đã bắt đầu khởi động, nhưng bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn và các DN vẫn khá thụ động.
Thực tế, đã có DN chủ động đầu tư vào lĩnh vực tín chỉ carbon, nhưng chủ yếu chỉ mới dừng bước ở công nghệ. Cũng vì sự thụ động này nên giá tín chỉ carbon ở Việt Nam hiện ở mức thấp, DN chưa chủ động tìm người mua để đàm phán về giá cũng như chưa có dự án chất lượng.
Một số DN đã chủ động đầu tư vào tín chỉ carbon, nhưng chủ yếu mới dừng ở bước công nghệ.
Tăng tốc bằng cách nào?
Từ thực tế như trên, các chuyên gia cho rằng, quy định pháp lý liên quan đến chuyển đổi xanh cần sớm được hoàn thiện để tháo gỡ các rào cản. Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời và ban hành hướng dẫn thực hiện các chiến lược chính sách chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung chính sách về khử carbon như thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ DN thực hiện sản xuất xanh.
Để mở cánh cửa tài chính khí hậu, ông Darryl nhấn mạnh, việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” (các tập đoàn lớn) rời đi.
Điển hình như trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.
Dù vậy, không nhất thiết phải xây dựng một khung pháp lý hoàn hảo ngay từ đầu, nhưng cần thiết lập các quy định cơ bản để nhà đầu tư và các tổ chức tài chính có thể hiểu và tham gia thị trường, sau đó bổ sung thêm chi tiết khi thị trường đã phát triển hơn.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia của IFC cũng đưa ra gợi ý về giải pháp “tài chính hỗn hợp”, kết hợp giữa vốn ưu đãi và vốn thương mại. Mục tiêu của giải pháp này là giảm tổng chi phí giao dịch và cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của các dự án xanh.
Đây được xem là một công cụ hiệu quả để huy động nguồn vốn và giải quyết các giao dịch tài chính khí hậu khó khăn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc phát triển các dự án có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà đầu tư và ngân hàng, bởi lĩnh vực tài chính khí hậu vẫn còn mới mẻ. Không chỉ nhà đầu tư cần cung cấp thông tin đầy đủ cho ngân hàng, mà chính các ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực, cả về vốn và các kỹ năng như thẩm định dự án, quản lý rủi ro và đánh giá tính bền vững của các dự án.
Một vấn đề nữa được ông Darryl đề cập là việc nâng cao “năng lực khí hậu” thông qua việc xây dựng năng lực xanh cho hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Điều này không chỉ bao gồm hệ thống tín dụng mà còn phải mở rộng sang các thị trường vốn, ví dụ như phát triển các nguyên tắc xanh trên thị trường vốn, ví dụ như trái phiếu xanh.
Đối với thị trường tín chỉ carbon, ông Nguyễn Thế Phương, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số FPT Digital khuyến nghị, đầu tiên các DN cần công cụ để kiểm kê khí thải theo các chuẩn quốc tế. Việc đánh giá kiểm kê khí phát thải để DN biết đang đứng ở đâu, vượt chuẩn hay chưa hoặc vẫn còn “room” để có thể chuyển giao cho bên cần.
Số liệu này là bước đầu để tổ chức khác xác nhận rồi phát hành tín chỉ carbon.
Ông Nguyễn Võ Trường An cũng lưu ý rằng tín chỉ carbon trên thị trường tuân thủ theo quy trình quốc tế nhưng việc xây dựng được là một câu chuyện dài hơi.
Vì vậy các dự án theo tiêu chuẩn nổi bật hiện nay đều phải đặt yếu tố hàng đầu là phương pháp luận của nhiều ngành và lĩnh vực: từ trồng rừng, sử dụng đất, nông nghiệp, năng lượng, thu hồi carbon…
“Dự án được thiết kế kỹ thuật khoa học tuân thủ theo phương pháp luận thì sẽ phát hành được tín chỉ carbon” - ông An khuyến nghị.
Tin liên quan
Từ 25/11: Bắt đầu Tuần lễ thương mại điện tử với nhiều hoạt động
15:09 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tây Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai sai thuế
09:53 | 25/11/2024 An ninh XNK
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
15:13 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
13:42 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
10:08 | 24/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics