Thủ tướng Nhật: Châu Á đóng vai trò quan trọng với tương lai thế giới
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Tối 26/5, trong phát biểu tại tiệc chiêu đãi các trưởng đoàn tham dự Hội nghị quốc tế tương lai châu Á lần thứ 27, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định châu Á sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng không chỉ khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Theo Thủ tướng Kishida, hiện nay, tình hình quốc tế có nhiều biến động và thách thức mà các nước phải đối mặt cũng tương đối khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể nhìn nhận ở 3 vấn đề chính.
Thứ nhất là vấn đề ngoại giao và an ninh, nơi các quyết định và hành động được đưa ra trên cơ sở chính sách của từng quốc gia.
Đó là việc ứng phó với những rủi ro xung đột với nền tảng trật tự quốc tế và các giá trị phổ quát như tự do, nhân quyền.
Thứ hai là vấn đề các quy tắc liên quan đến thương mại-đầu tư hoặc chuyển đổi số, trong đó các công ty hoạt động xuyên quốc gia đóng vai trò chính.
Các mạng lưới quy tắc đa dạng hiện nay đang đóng vai trò vô cùng quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…
Bên cạnh đó, Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) mới được Mỹ đề xuất có ý nghĩa chiến lược to lớn với nhiều nỗ lực đầy tham vọng trên các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, củng cố chuỗi cung ứng, khử carbon…
Thứ ba là các vấn đề quốc tế khác như dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu… Các nước châu Á cần tích cực hợp tác giảm bớt xung đột và tách bạch vấn đề này với vấn đề ngoại giao, an ninh.
Hình dung về tương lai của châu Á, Thủ tướng Kishida cho rằng hiện tại châu Á không chỉ gói gọn trong phạm vi của châu Á mà được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình và thịnh vượng bền vững cho thế giới.
Tầm nhìn của châu Á cần được đặt trong tổng thể khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, hậu COVID-19, là một khu vực tự do và cởi mở, một khu vực phát triển bền vững mạnh mẽ và một khu vực góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm tới, Nhật Bản và ASEAN sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác, các bên cần tận dụng cơ hội này để đưa quan hệ Nhật Bản-ASEAN bước vào một giai đoạn mới.
Theo Thủ tướng Kishida, Nhật Bản sẽ tập trung vào 4 hành động chủ yếu là xây dựng một trật tự quốc tế tự do và mở rộng, hợp tác để duy trì một trật tự hòa bình, khôi phục giao lưu con người và tăng cường hợp tác để cùng nhau vượt qua các thách thức.
Đồng thời, chính phủ Nhật Bản cũng xác định 5 trụ cột chính trong tăng cường hợp tác với các nước châu Á gồm: Đầu tư vào đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp; Củng cố chuỗi cung ứng; Đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối châu Á; Thực hiện bao phủ y tế và Xây dựng cộng đồng châu Á không phát thải khí carbon.
Cuối cùng, Thủ tướng Kishida khẳng định, Nhật Bản mong muốn là một láng giềng tốt, một đối tác tốt, cùng các nước mở ra tương lai tốt đẹp của châu Á./.
Tin liên quan
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cái bắt tay của hai “ông lớn” ô tô Nhật Bản
08:10 | 27/12/2024 Xe - Công nghệ
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics