Thu thuế thương mại điện tử: Nhìn từ những con số biết nói
Chuyển đổi số để chống thất thu thuế thương mại điện tử | |
Thu thuế thương mại điện tử: Tiềm năng lớn - Thách thức nhiều | |
Thu thuế thương mại điện tử tăng 30% mỗi năm |
Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh. Ảnh minh họa |
Những con số tăng “chóng mặt”
1.151 tỷ đồng là số tiền thu mà cơ quan quản lý thuế đã thu được của các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT, cung cấp dịch vụ số từ năm 2018 đến nay. Con số này tăng dần và ngày càng tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2021 thu thuế mới đạt 261 tỷ đồng, thì năm 2022 con số này đã tăng lên hơn 600 tỷ đồng.
Cùng với đó là hơn 3.444 tỷ đồng của 42 nhà cung cấp nước ngoài khai và nộp qua Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài từ 21/3/2022 đến nay. Các nhà cung cấp này đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ; Hà Lan; Hàn Quốc; Singapore; Hông Kông; Ireland; Lithuania; Thụy Sĩ, Australia. Đáng chú ý, 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple (chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam) đều đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế. Việt Nam hiện là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến.
Có thể thấy những con số trên là kết quả của một quá trình dài nỗ lực triển khai các giải pháp chống thất thu của ngành Thuế bởi lẽ đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh khá mới và phát triển khá mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
Tại các thành phố lớn, tốc độ phát triển của hình thức kinh doanh này rất mạnh mẽ đòi hỏi cơ quan Thuế phải “cân não” để đảm bảo chống thất thu cho ngân sách và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch.
Tại Cục Thuế TPHCM, hằng năm, đơn vị này bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra ít nhất 50% các doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT đóng trên địa bàn mình phụ trách, giao các phòng thanh tra, kiểm tra quản lý các doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Đối với các doanh nghiệp giao nhận, cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tay người mua có nhận uỷ quyền thu hộ tiền bán hàng, Cục Thuế có văn bản đề nghị các doanh nghiệp này cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về: số lượng hàng hóa vận chuyển, số tiền thu hộ. Định kỳ cung cấp 6 tháng 1 lần, chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trung gian thanh toán, Cục cũng yêu cầu định kỳ 6 tháng 1 lần, chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp theo cung cấp dữ liệu số tiền chuyển từ người mua đến các cơ sở kinh doanh có bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ qua các đơn vị trung gian thanh toán (theo từng cơ sở kinh doanh nhận tiền),….
Nhờ những biện pháp sát sao trên, tính đến hết tháng 11/2022, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trên sàn thương mại điện tử, qua Youtube, Facebook, qua các App bán hàng đã nộp hơn 552 tỷ đồng tiền thuế cho Cục Thuế TPHCM.
Tại Đà Nẵng, tính đến thời điểm tháng 11/2022, tổng số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, môi trường mạng là 86,7 tỷ đồng. Trong đó: tổng số thuế mà doanh nghiệp đã kê khai và nộp là 81,9 tỷ đồng; tổng số thuế hộ cá nhân kinh doanh đã nộp là 4,8 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc Cục Thuế Đà Nẵng đã chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế khu vực quận thường xuyên theo dõi và tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số.
Tăng cường quản lý liên ngành
Có thể thấy, với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý thuế. Suốt thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã thực hiện không ít giải pháp quan trọng là tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế, trách nhiệm của người có liên quan, tổ chức trung gian. Ví dụ như các sàn giao dịch TMĐT sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế và đó cũng là giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc kê khai nộp thuế. Ngành Thuế cũng đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp về công nghệ thông tin, công nghệ 4.0, các công nghệ Big Data, AI… vào việc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế.
Một giải pháp cũng rất quan trọng là tăng cường phối hợp giữa các ban ngành có liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Bộ Tài chính đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và đang trong quá trình xây dựng, ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý dòng tiền, trong đó có các quy định về bảo mật, an toàn thông tin. Ngành thuế cũng sẽ tăng cường phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an trong việc ra soát thông tin của những cá nhân có thu nhập lớn từ các nền tảng xuyên biên giới.
Thực tế, ngành Thuế đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế từ các chuyên gia trong và ngoài nước; tích cực tiếp thu các ý kiến đóng góp, hiến kế, trong đó có đề xuất việc thu thuế giá trị gia tăng tại nguồn đối với hoạt động TMĐT. Đây là một giải pháp được khuyến nghị bởi OECD và được áp dụng thành công ở một số nước như Argentina, Ecuador hay Paraguay… Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, cần phải củng cố căn cứ pháp lý như sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hay Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Chúng ta đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong công tác quản lý thuế TMĐT Chúng ta thấy rằng phát triển của TMĐT ở Việt Nam rất nhanh đã đặt ra thách thức rất lớn đối với quản lý nói chung, trong đó có vấn đề liên quan đến quản lý thu thuế. Đây không phải là thách thức với riêng Việt Nam mà với cả các nước phát triển. Người ta cũng thấy rằng việc quản lý thu thuế với hệ thống TMĐT hiện đang rất lúng túng, đặc biệt là vấn đề kinh doanh xuyên biên giới. Tuy vậy, chúng ta nhìn thấy thành công của Việt Nam trong quản lý thuế trên TMĐT và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có lẽ tiền đề đầu tiên cho thành công này, tôi cho rằng là do ngành Thuế đã tích cực chuyển đổi số. Nhờ nền tảng chuyển đổi số trong quản lý thuế, khi những hoạt động giao dịch không còn là vật lý, cơ học bình thường nữa mà chuyển sang môi trường mạng thì công cụ quản lý thuế cũng kịp thay đổi để thích nghi. Tôi cho rằng quá trình này được ngành Thuế thực hiện khá nhanh. Và cũng chính nhờ đó, người ta đánh giá Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu ở khu vực Đông Nam Á về việc quản lý thuế xuyên biên giới thông qua việc các nhà mạng phải kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử. Tôi cho rằng, chúng ta khá tiên phong, nắm bắt được những công nghệ quản lý mới để chúng ta áp dụng vào trong bối cảnh cả thế giới đang làm. Ngay trong lĩnh vực quản lý trong nước, chúng ta thấy rằng, trước đây, có giai đoạn xuất hiện những sản phẩm dịch vụ mà chúng ta chưa biết nó là hàng hóa gì, ví dụ như kinh doanh dịch vụ thông qua nền tảng số như là Uber, Grab. Đây không phải là hàng hóa, không phải là kinh doanh thế nhưng đến nay chúng ta có được đầy đủ các công cụ pháp lý để chúng ta thực hiện thu thuế các hoạt động dịch vụ này. Bên cạnh những việc đã triển khai về mặt kỹ thuật, công nghệ thì việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã chủ động để hình thành nên yếu tố như sửa đổi Luật Quản lý thuế tích hợp ngay những nội dung về quản lý thuế đối với TMĐT, sau đó là quy định của pháp luật về thực thi của Chính phủ. Quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT không phải chuyện riêng của ngành Tài chính mà còn là nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan. Như vậy, để có khuôn khổ pháp lý về quản lý thuế đối với TMĐT, chúng ta đã phối hợp hoạt động khá tốt trong bộ máy quản lý. Chính vì thế chúng ta đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong công tác quản lý thuế TMĐT. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông: Phải quản lý hoạt động của dòng tiền Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính đã ký biên bản hợp tác phối hợp trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như trao đổi dữ liệu giữa 2 Bộ, trong đó có hoạt động quản lý thuế. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội trong nước và ngoài nước yêu cầu các tài khoản, các trang cộng đồng, các kênh cung cấp nội dung, thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc qua các mạng xã hội trong nước để nắm bắt được các dữ liệu và nếu cần thiết sẽ trao đổi với các cơ quan có liên quan để nắm bắt được các hoạt động của các đối tượng có hoạt động doanh thu. Quan trọng nhất, chúng tôi cho rằng phải quản lý hoạt động của dòng tiền bởi có những giao dịch có thể hàng trăm nghìn USD nhưng cũng có giao dịch số tiền hạn chế. Vấn đề là chúng ta làm sao quản lý được dòng tiền để đối soát các việc và khi các nền tảng xuyên biên giới hoặc các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh phát sinh doanh thu hoặc kinh doanh trên nền tảng xuyên biên giới thì chúng ta biết được họ kê khai thuế có đầy đủ như quy định hay không và nếu có trường hợp nào giống như trốn thuế thì các bộ ngành có liên quan cùng phối hợp để rà soát. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế Đang nghiên cứu đề án quản lý thuế đối với thu thuế thông qua ủy nhiệm thu Thời gian vừa qua, ngành thuế đã triển khai biện pháp thu thuế là ủy nhiệm thu. Theo đó, chúng tôi triển khai với một số khoản như ủy nhiệm thu thuế với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, hay là ủy nhiệm thu đối với thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Chúng tôi đánh giá việc này đáp ứng mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính và cũng là cách tạo thuận lợi cho người nộp thuế khi người nộp thuế không cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế. Bằng các ứng dụng công nghệ thông tin mà bên ủy nhiệm thu cung cấp thì người nộp thuế có thể tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, tự kê khai nộp. Chúng tôi đang nghiên cứu đề án quản lý thuế đối với thu thuế thông qua ủy nhiệm thu. Với hiệu quả như trên, chúng tôi cũng sẽ có những nghiên cứu để cân nhắc, hỗ trợ cho các sàn trong việc kê khai nộp thuế thay cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, có thể có những phương thức hỗ trợ khác nhau. Đây sẽ là biện pháp giúp giảm thiểu thủ tục hành chính cho người nộp thuế là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Thay vì hàng trăm, hàng nghìn cá nhân kinh doanh hay mỗi người một đầu mối phải kê khai với cơ quan thuế thì các sàn giao dịch TMĐT chỉ cần một động tác thì có thể khai thay cho các cá nhân. Theo quy định tại Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC (hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh), người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho sàn giao dịch TMĐT để kê khai thay. Chúng tôi luôn đồng hành cùng với các sàn trong việc hướng dẫn người nộp thuế khai thay, hướng dẫn các sàn khai thay. Chúng tôi kết nối cùng các sàn, mở cổng của cơ quan Thuế để các sàn kết nối thông tin, chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, hoặc khai thay, nộp thay cũng bằng phương thức điện tử. Đồng thời, cũng tiếp tục nghiên cứu những giải pháp thuận lợi hơn, có những trao đổi với các sàn để thực hiện thu thuế khai thay, nộp thay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thông qua sàn. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics