Thông tin mới nhất về tuyển sinh 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội
Cùng với việc tổ chức thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có nhiều hình thức tuyển sinh đại học. Cụ thể, các phương thức xét tuyển của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 như sau:
Ảnh minh hoạ. |
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xét tuyển đối với các thí sinh có kết quả thi trung học phổ thông năm 2021.
Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương và có điểm thi SAT hoặc ACT theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và có chứng chỉ quốc tế A-Level theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL,..), kết hợp với điểm 2 môn thi trong tổ hợp xét tuyển của ngành/chương trình đào tạo (trong đó bắt buộc phải có môn Toán hoặc Ngữ văn).
Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/chương trình đào tạo;
Thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam học tập trung học phổ thông tại nước ngoài (xét tuyển theo quy định riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội về xét tuyển người nước ngoài).
Về phương án tuyển sinh ĐH năm 2021, theo TS.Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, những năm tới, trường ủng hộ phương án giữ ổn định như năm 2020, song đề thi cần nâng cao tính phân loại hơn.
Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tiến tới thi trên máy; xây dựng các trung tâm khảo thí có uy tín, năng lực để các trường có thể sử dụng kết quả trong công tác xét tuyển…
PGS.TS Lê Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương đề xuất đăng ký xét tuyển qua hệ thống quốc gia, tiếp tục tổ chức lọc ảo chung.
Về việc thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, trước mắt, theo PGS.TS Thuỷ cần chuẩn bị hành lang pháp lý để các trung tâm vận hành, cần có sự chuẩn bị của các trường đại học.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, nêu ra một số vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong quá trình tuyển sinh. Đó là các trường ĐH yêu cầu thí sinh tham gia xét tuyển thẳng phải đạt học sinh giỏi trong 3 năm, nhưng dữ liệu phần mềm chỉ có năm cuối.
Do vậy các trường mong muốn Bộ GD&ĐT và các bên liên quan mở rộng đối tượng xét tuyển thẳng, có chính sách đặc thù đối với các em có thành tích xuất sắc để tạo nguồn bổ sung cho khối khoa học cơ bản.
“Những năm tới, ĐH Quốc gia Hà Nội dự định tổ chức bài thi đánh giá năng lực. Mong Bộ GD&ĐT ủng hộ và sự tham gia của các trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi này vào công tác tuyển sinh”, ông Đức nói.
Về phía Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nói rằng, phương án tổ chức kỳ thi riêng là quyền tự chủ của các trường ĐH.
Tuy nhiên, công tác tuyển sinh trong năm 2021 và đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật, đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.
Nhiều trường cũng có thể phối kết hợp tổ chức kỳ thi để lấy chung kết quả đảm bảo thí sinh không phải tham dự quá nhiều kỳ thi trong năm.
Ông Sơn khẳng định Bộ GD&ĐT khuyến khích thí sinh đăng ký xét tuyển với nhiều hình thức khác nhau trên cùng 1 phiếu, tránh tình trạng ảo khi các em lựa chọn các phương thức xét tuyển khác nhau. Khi đó, thí sinh không bị áp lực phải xác nhận với các trường.
Tin liên quan
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics