Thị trường hàng không: Thương hiệu Việt đang xây nên những kỳ tích
Chiến lược riêng
Hiện thị trường hàng không nội địa đang chịu sự chi phối của Vietnam Airlines và VietJet Air với thị phần xấp xỉ 90%, phần còn lại thuộc các hãng hàng không khác như Jestar Pacific và Hải Âu. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ phát triển đội máy bay của mình lên 116 chiếc đến cuối năm 2018; Jetstar Pacific là 30 chiếc đến năm 2020, riêng VietJet Air dự tăng thêm 200 chiếc cho đội bay của mình đến năm 2023. Đáng chú ý mỗi hãng hàng không đều có chiến lược riêng và Vietjet Air– một thương hiệu hàng không Việt đã chọn cho mình một con đường riêng với phân khúc thị trường rộng lớn và tiềm năng đó là thị phần giá rẻ.
Được thành lập từ năm 2007, Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động. Với sự ra đời của mình, hãng đã đánh dấu sự phát triển của hãng hàng không giá rẻ. Sau hơn 6 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.
Khác với các hãng hàng không khác, Vietjet Air hướng tới xây dựng một hãng hàng không Consumer Airlines (một hãng hàng không cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hành khách) phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng của hành khách, kết hợp e-commerce (thương mại điện tử) và các hệ thống phân phối hàng tiêu dùng.
Theo kế hoạch, trong năm 2018, Vietjet sẽ nhận 17 tàu bay Airbus. 6 tháng đầu năm Vietjet đã nhận 4 tàu bay Airbus A321. 6 tháng cuối năm, Vietjet sẽ nhận tiếp 13 tàu bay. Từ đó, 6 tháng cuối năm Vietjet sẽ ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động chuyển giao tàu bay này. Đáng chú ý, vào tháng 7 vừa qua, Vietjet đã ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay Boeing B737MAX trị giá 12,7 tỷ USD và 50 máy bay Airbus A321 NEO trị giá 7 tỷ USD, đảm bảo đến năm 2025 đội tàu bay mới của hãng đồng bộ, tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu, phục vụ cho kế hoạch thành lập liên minh hàng không trong khu vực và trên thị trường quốc tế. Tất cả những con số trên đang cho thấy sự vươn lên vượt bậc của một hãng hàng không thuần Việt.
Triển vọng mới trên bầu trời
Phân tích về thị trường hàng không PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippines hiện đang là 3,2 người dân/ghế. Thị trường hàng không Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Nhiều hãng hàng không có thế lực phía sau là những nhà đầu tư lớn đã sẵn sàng tham gia cuộc đua này, trong đó có Bamboo Airways - cũng là một hãng hàng không Việt Nam.
“Với vốn điều lệ 700 tỷ đồng và mới tăng vốn lên 1.300 tỷ đồng. Các chuyên gia đánh giá sự gia nhập của Bamboo Airway sẽ tạo sự cạnh tranh hơn giữa các hãng hàng không, tránh sự độc quyền và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Theo báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty TNHH Tre Việt của Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải, hồ sơ của Công ty TNHH Tre Việt đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Nghị định 92.
Cụ thể, hãng này dự kiến khai thác 3 tàu bay Airbus A320/321 với số lượng 3 chiếc với hình thức thuê khô (chỉ thuê máy bay, tự tổ chức đội bay, tiếp viên). Quy mô khai thác đội tàu bay là từ 3-10 tàu bay trong giai đoạn 2019 – 2023. Trước đó, vào tháng 3/2018, Bamboo Airways đã mua 24 máy bay Airbus, tháng 6/2018 mua thêm 20 máy bay Boeing 787 đường dài để bay châu Âu và Mỹ. Đồng thời, Tập đoàn FLC (Công ty mẹ) đã ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 tàu bay A321 NEO.
Trái ngược với phương hướng kinh doanh của Vietjet Air là tập trung vào phân khúc thị trường giá rẻ, chiến lược dài hạn của Bamboo là tập trung vào thị trường ngách, kết nối và phát triển kinh tế vùng. Mô hình "hybrid" của hãng này được hiểu sẽ lấp vào khu vực hàng không truyền thống chưa để mắt, trám vào phân khúc mà hàng không giá rẻ chưa quan tâm.
Đồng thời, Bamboo Airways sẽ phát triển mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của Tập đoàn FLC là các khu du lịch nghỉ dưỡng do FLC phát triển, kết nối các đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Thanh Hóa với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Macau, Nhật Bản tạo thuận lợi cho khách hàng mục tiêu với sản phẩm hàng không – du lịch. Phía Bamboo có thể phát hành gói ưu đãi về giá cho khách hàng chơi golf, nghỉ dưỡng tại resort và ngược lại resort sẽ khuyến mại khi chọn di chuyển bằng Bamboo Airways.
Theo ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamboo Airways, Bamboo Airways tập trung phát triển gắn liền với du lịch, nên đưa ra các chuyến bay không ảnh hưởng đến hạ tầng của Hà Nội, TP.HCM. Bamboo Airways sẽ khai thác các tuyến bay mà các hãng khác không khai thác, để khách hàng không mất thời gian, chi phí trung chuyển mà có thể đến thẳng các địa điểm du lịch tiềm năng của Việt Nam.
“Đồng thời, Bamboo Airways sẽ có bộ máy tinh gọn, chi phí quản trị ở mức tối ưu nhất, chất lượng dịch vụ xuyên suốt, 5 sao từ dưới đất lên máy bay. Chi phí lớn nhất trong hàng không là chi phí xăng dầu, bảo dưỡng máy móc vì vậy, chúng tôi đã tinh giản bộ máy và quản trị gọn hàng, công nghệ áp dụng tối đa”, ông Thắng cho biết.
Báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 của Vietjet Air đã cho thấy bức tranh lợi nhuận của hãng hàng không này đang rất “tươi sáng”. Theo đó, doanh thu vận tải hàng không quý II của hãng đạt 8.588 tỷ đồng so với 5.648 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017 (tăng 52.05%); lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế quý II đạt hơn 950 tỷ đồng so với 661 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017 (tăng 43.7%). Trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ đạt tới 24%, xấp xỉ 16 USD/khách, cao nhất từ trước tới nay. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải hàng không đạt 16.478 tỷ đồng, tăng 52,6%. Lợi nhuận vận tải hàng không đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành 56,2% kế hoạch năm 2018. |
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK