Thêm chi phí, rào cản hành chính sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình. |
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, những quy định pháp lý còn gây khó cho doanh nghiệp ra sao, thưa ông?
Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là những vấn đề về thị trường, khó khăn trong tiếp cận nguồn lực cả về vốn, vật lực, nhân lực để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp cần những hỗ trợ để cầm cự, duy trì hoạt động tối thiểu, khi có cơ hội thì doanh nghiệp sẽ tiến lên.
Xét một cách tổng thể khách quan, trong bối cảnh khó khăn, theo điều tra về cảm nhận doanh nghiệp của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng doanh nghiệp đều cảm nhận tích cực về tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp phản ánh về việc gặp phải tình trạng kéo dài, hay trì hoãn việc thực hiện thủ tục, gia tăng chi phí kinh doanh, tác động bất lợi đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng ta đều biết, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp như giãn hoãn thuế, giảm lãi suất… Nhưng theo quan sát gần đây, nhiều doanh nghiệp quan ngại một số quy định mới được ban hành làm gia tăng chi phí doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, những quy định đấy không nên xuất hiện, bởi việc tạo thêm chi phí, rào cản hành chính sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ví dụ như vấn đề về phòng cháy chữa cháy, có thể mục tiêu quản lý của nhà nước là cần thiết, nhưng chi phí đó đã hợp lý hay chưa? Hay gần đây 12 hiệp hội ngành nghề đã có thư kiến nghị về dự thảo quy định tính định mức Fs là định mức tái chế sản phẩm bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu. Các doanh nghiệp quan ngại về sự hợp lý của cách tính, bởi quy định đang lấy mức phí cao hơn chi phí thông thường, rồi còn cộng thêm 3% chi phí quản lý… Những quy định như vậy làm doanh nghiệp đã khó khăn càng thêm khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng, những vướng mắc trong môi trường kinh doanh đến từ sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật do cán bộ sợ sai, đùn đẩy trách nhiệm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đây không phải vấn đề mới nhưng qua từng giai đoạn, mức độ nghiêm trọng và quy mô lại khác nhau. Có những giai đoạn, tinh thần cải cách mạnh mẽ, tạo khí thế làm việc, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ dám làm, nhưng gần đây thì lại mờ đi. Nguyên nhân do một số bộ phận cán bộ, công chức do tư tưởng, đạo đức, năng lực chuyên môn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc. Hơn nữa, nguyên nhân còn do cách giám sát, đánh giá công vụ khiến cán bộ cảm thấy rất rủi ro khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Hiện nay, nhiều quy định pháp luật không quy định rõ trách nhiệm của cán bộ nên rất lúng túng trong xử lý hồ sơ. Ví dụ như quy định khi doanh nghiệp nộp hồ sơ để cấp phép thì phải có phương án kinh doanh, nhưng không xác định được tiêu chí thế nào là phương án kinh doanh khả thi hay không khả thi, nên quy định này đẩy rủi ro cho cán bộ. Ngoài ra, nhiều quy định pháp luật không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà với cả cán bộ, công chức thực thi, như quy định chung chung về “liệt kê thêm các giấy tờ khác nếu có”. Rõ ràng, khi cơ chế không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn thì cán bộ có lý do để trì hoãn.
Với những vấn đề nêu trên, xin ông cho biết đâu sẽ là giải pháp để giải quyết?
Trong bối cảnh như hiện nay, giải pháp gốc rễ và dài hạn là phải nâng cao chất lượng thể chế. Còn về giải pháp trước mắt thì Chính phủ cần có cơ chế thành văn nào đó, với những nguyên tắc cụ thể để bảo vệ cán bộ, công chức. Ví dụ như xác định rõ nguyên tắc khi pháp luật có cách hiểu khác nhau thì công chức được áp dụng cách hiểu như thế nào cho phù hợp, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa giảm áp lực rủi ro cho người thực thi công vụ.
Về những quy định còn gây khó cho doanh nghiệp, theo tôi, có 2 cách giải quyết. Thứ nhất là nếu không bắt buộc phải ban hành ngay thì trong thời gian này không nên ban hành thêm bất kể một quy định nào khác. Hoặc nếu ban hành thì thời gian để doanh nghiệp thực hiện nên kéo dài, như đến 2024-2025 mới thực hiện. Thứ hai là nếu buộc phải ban hành, như quy định về chi phí Fs phải ban hành theo Luật Bảo vệ môi trường thì Chính phủ nên nghĩ đến việc hỗ trợ chi phí trực tiếp cho doanh nghiệp khi tuân thủ, không áp dụng hồi tố. Những hỗ trợ này có thể nói là thiết thực hơn những biện pháp khác, thậm chí không chỉ trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, mà trong thời kỳ bình thường thì những hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tất cả những giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, giảm chi phí hoạt động sẽ góp phần tăng niềm tin với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đồng thời giảm thực sự gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động tốt thì nền kinh tế cũng sẽ tốt lên.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics