“Thế kẹt" của Liên minh kinh tế Á-Âu
Những chủ đề bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu | |
Tổng thống Ukraine muốn đẩy nhanh việc gia nhập Liên minh châu Âu | |
Phản ứng của Nga về lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu và Mỹ |
EAEU đối mặt nhiều khó khăn |
Năm 2020, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EAEU giảm xuống còn 2,7% và không một quốc gia thành viên nào có thể duy trì GDP ở mức của năm 2019. Điều này là do các nguyên nhân khách quan về hạn chế của đại dịch, thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài giảm. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hoá và hành khách bị ảnh hưởng nhiều nhất (giảm lần lượt 4,8% và 49,9%), ngoại thương và trao đổi thương mại nội khối (giảm lần lượt 16,4% và 11,5%). Sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 2,3%.
Trong năm 2020-2021, nhiều sự kiện xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến ổn định chính trị trong nước mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế ở các nước thành viên EAEU, trong đó cú sốc nghiêm trọng nhất là việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tổng thể đối với Nga và Belarus. Đồng ruble của Nga và Belarus mất giá nghiêm trọng không chỉ do quan hệ kinh tế giữa phương Tây với Nga và Belarus bị gián đoạn và việc một số ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với SWIFT, mà còn do các yếu tố logistics cho phát triển kinh tế trở nên phức tạp hơn. Không chỉ Nga và Belarus chịu thiệt hại về kinh tế mà cả các quốc gia thành viên khác của EAEU, bao gồm cả hệ thống tài chính quốc gia của họ, cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các quốc gia liên kết đang chịu áp lực chính trị đáng kể từ phương Tây do bị gây sức ép phải từ chối hoặc giảm hợp tác kinh tế với Nga.
Do đó, để nâng cao sự ổn định của nền kinh tế các quốc gia, Hội đồng Kinh tế Á-Âu đã quyết định thiết lập các mức thuế hải quan nhập khẩu đặc biệt của một biểu thuế hải quan thống nhất đối với hơn 450 loại hàng hoá. Danh mục bao gồm thực phẩm trẻ em, hàng hoá sản xuất công nghiệp và ngành xây dựng, một số loại nông sản và thực phẩm (hạt hướng dương, nước trái cây, đường, bột ca cao, axit amin, tinh bột…). EAEU cũng nâng ngưỡng nhập khẩu miễn thuế các kiện hàng đối với cá nhân từ 200 euro lên 1.000 euro.
Trong bối cảnh có sự chồng chéo của các tuyến đường vận tải và hậu cần giữa EU và Mỹ, các nước trong EAEU đang thúc đẩy sự hình thành của khu nông nghiệp Á-Âu, tương tự như khu nông nghiệp Uzbekistan-Nga đã hoạt động. Hơn nữa, bên cạnh việc vận chuyển nhanh các sản phẩm thực phẩm trong EAEU, khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cũng là vấn đề được quan tâm. Việc bố trí các chuyến tàu nông nghiệp thường xuyên sẽ giúp tạo ra mức giá cạnh tranh cho hàng hoá đường biển và giảm thời gian giao hàng.
Nền kinh tế Nga có tầm quan trọng lớn đối với EAEU, vì đối với tất cả các quốc gia thành viên, Nga là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất. Hiện rất khó để thực hiện tất cả nội dung trong Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu và tất cả các đạo luật sau đó do tình hình bên ngoài không ngừng biến động và các vấn đề nội tại của nền kinh tế các quốc gia thành viên. Có thể nói triển vọng phát triển hội nhập Á-Âu đang đối mặt với vô vàn sóng gió, đòi hỏi các nước trong liên minh EAEU cần đoàn kết hơn bao giờ hết để có thể "vững tay chèo".
Tin liên quan
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics