Thận trọng điều hành lạm phát, tránh ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng
Lạm phát được kiểm soát thấp, CPI 9 tháng tăng 2,5% | |
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt | |
Lạm phát năm 2019 cơ bản nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ | |
Lạm phát nửa đầu năm được kiểm soát ở mức 2,64% |
Giá xăng giảm 2 lần đã “giảm tốc" phần nào cho CPI. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Xăng dầu giảm giúp “hạ nhiệt” CPI
Theo thống kê mới đây của Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính, trong tháng 9/2019, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,2% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2019 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; CPI quý III/2019 tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá: Nhóm giáo dục tăng 3,15%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,56%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,09%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm bưu chính viễn thông không đổi. Có 2 nhóm giảm giá là nhóm giao thông giảm 1,24%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01%.
Nguyên nhân khiến cho CPI tăng là do trong tháng 9 có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình, theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 3,53%, làm tăng CPI chung 0,18%. Cùng với đó, Dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến ngày 17/9/2019, tổng số lợn bị tiêu hủy là hơn 5 triệu con với tổng trọng lượng khoảng 290.391 tấn. Nguồn cung thịt lợn giảm làm cho giá thịt lợn tháng 9/2019 tăng 2,78% so với tháng trước khiến CPI chung tăng 0,12%. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa bão và lũ quét nên giá thực phẩm tươi sống ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng làm cho chỉ số giá thủy sản tươi sống tăng 0,49%, rau tươi tăng 1,16%.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, còn có một số nguyên nhân kiềm chế CPI tháng 9/2019 như: giá xăng dầu điều chỉnh giảm vào ngày 31/8/2019 và ngày 16/9/2019. Bình quân tháng 9/2019, giá xăng dầu giảm 2,79% so với tháng trước. Hay như giá gas trong nước điều chỉnh giảm 3.000đ/bình 12kg từ ngày 1/9/2019, tương ứng giảm 0,89% so với tháng 8/2019 do giá gas thế giới bình quân tháng 9/2019 công bố ở mức 350 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước. Thời tiết mưa nhiều nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm cho chỉ số giá điện giảm 0,16% so với tháng trước. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá vé tàu hỏa 3,28% so với tháng trước do vào cuối dịp nghỉ hè nên chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,02% so với tháng trước.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Giá, những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, giá cả cơ bản được kiểm soát, không có nhiều biến động. Đáng chú ý, việc đấu thầu thuốc và đàm phán giá thuốc đã góp phần làm giảm giá mặt hàng này. Đến nay, Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu tập trung và đàm phán giá thuốc, công bố năm 2018 và thực hiện cho năm 2019 - 2020. Kết quả, so với giá thuốc trúng thầu trung bình trước khi đấu thầu tập trung và đàm phán giá cấp quốc gia, đối với 25 hoạt chất (152 thuốc) đấu thầu tập trung, gói biệt dược gốc giảm bình quân 10% (745 tỷ đồng); gói generic giảm bình quân hơn 40% (1.549 tỷ đồng); đối với 4 nhóm thuốc đàm phán giá, giá giảm bình quân hơn 18% (giảm tương đương hơn 551 tỷ đồng). Tuy việc giảm giá các mặt hàng này tác động đến CPI không nhiều vì phần lớn không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhóm thuốc, dịch vụ y tế, song cũng góp phần giảm chi phí cho người bệnh.
Kiểm soát thận trọng
Từ nay tới cuối năm, dự báo một số yếu tố tác động lên mặt bằng giá như giá điện tăng trong tháng 3 có thể tiếp tục tác động lên CPI 3 tháng còn lại của năm; giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng; những rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi,… Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cuối năm như chính sách tiền tệ hiện vẫn đang được điều hành ổn định; dự kiến giá cả mặt hàng gạo không có nhiều biến động; nguồn cung hàng hóa dồi dào. Cơ quan quản lý đã tính tới kịch bản với lạm phát bình quân năm 2019 trong khoảng từ 2,73% - 2,81%. Dự báo CPI năm 2019 sẽ tăng thấp hơn năm 2018, do vậy các mặt hàng điều hành giá theo lộ trình còn dư địa xem xét trong quý IV/2019.
Đưa ra khuyến nghị để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát vào những tháng cuối năm, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho hay: Hiện nay, những tác động của giá điện, giá xăng dầu và các loại hàng hóa dịch vụ khác đang ngấm dần vào giá cả những mặt hàng thiết yếu. Do đó, cần kiểm soát thận trọng giá cả thị trường để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhất là người lao động, những người nghèo, yếu thế trong xã hội. Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, các yếu tố tác động đến CPI ngoài yếu tố thị trường còn có yếu tố quan trọng là sự điều hành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá để kịp thời có dự báo và đưa ra các kịch bản về lạm phát nhằm kiểm soát lạm phát. Điều hành lạm phát phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra độ trễ, gây áp lực cho lạm phát trong năm sau.
Phát biểu và chỉ đạo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp cuối tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến cung cầu, nhất là một số mặt hàng thiết yếu; chủ động nguồn hàng cuối năm nhất là dịp Tết âm lịch, dương lịch… “Trong điều kiện dư địa lạm phát thuận lợi, các bộ, ngành tiếp tục điều chỉnh giá thị trường các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu mà nhà nước có trách nhiệm bình ổn giá; chủ động tính toán liều lượng phù hợp và thời điểm điều chỉnh để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá kịp thời chỉ đạo” – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá nói.
Phó Thủ tướng cũng quan tâm đặc biệt đến công tác truyền thông. Theo đó, cần làm tốt công tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp tin tưởng điều hành của Chính phủ; công khai, minh bạch giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đồng thời, Phó Thủ tướng khẳng định: “Mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 3,3% - 3,9% là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu không có những biến động đột xuất. Dự báo kịch bản CPI cuối năm, kể cả trong trường hợp giá thịt lợn tăng, giá xăng dầu tăng… hoàn toàn có thể kiểm soát CPI trong năm 2019 ở mức thấp, 3,3% - 3,5%, chứ không phải là kịch bản ở mức 3,3% - 3,9% như đã đề ra trước đó”.
Tin liên quan
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics