Tham vấn về đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới
Thương mại điện tử - Nhiều vấn đề đặt ra
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 của các nước trên thế giới và Việt Nam không thể đứng bên ngoài sự phát triển này.
Theo các số liệu thống kê, thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK đóng góp 21% doanh thu tổng thương mại điện tử toàn cầu và tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Năm 2018 có 1,6 tỷ người trên toàn cầu mua sắm trực tuyến, dự kiến, năm 2019 kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu ước tính 3,4 nghìn tỷ USD và con số này tăng lên 4,06 nghìn tỷ USD trong năm 2020.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, do vậy, các tổ chức quốc tế không thể đứng ngoài cuộc trong việc nghiên cứu đưa ra các khái niệm, giải pháp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Tháng 6/2018, Tổ chức Hải quan thế giới công bố Khung tiêu chuẩn về thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo đó, thương mại điện tử được hiểu là việc đặt hàng, bán hàng, liên hệ trao đổi là trực tuyến và việc thanh toán thì có thể là trực tuyến hoặc không trực tuyến đồng thời hàng hoá hữu hình được vận chuyển qua biên giới.
Tại Việt Nam, sau 20 năm xuất hiện, internet đã tác động sâu sắc và toàn diện tới kinh tế và xã hội. Sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016, thương mại điện tử ở nước ta đã bước sang giai đoạn phát triển. Theo số liệu công bố của Statista (Hãng nghiên cứu thị trường của Đức), năm 2018, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,269 tỷ USD và nằm trong top 6 nền thương mại điện tử phát triển nhất năm 2018.
Tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi…, tốc độ tăng trưởng của các trang thương mại điện tử này cao, điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam không còn xa lạ trong việc mua hàng trên các sàn giao dịch điện tử.
Thương mại điện tử phát triển là tất yếu, vì vâỵ các cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý tránh trường hợp các bên tham gia giao dịch thương mại điện từ muốn thực hiện theo đúng quy định nhưng không có quy định để thực hiện, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Nụ |
Ông Felipe Garcia, Chuyên gia quốc tế Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã tạo nên thách thức trong hoạt động quản lý hải quan cả ở những quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển. Cơ quan Hải quan ở mỗi quốc gia đều phải nghiên cứu và phát triển một cách tiếp cận mới để đảm bảo hoạt động quản lý hải quan và tạo thuận lợi cho việc giao thương. Về cơ bản, hàng hoá tại biên giới sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan Hải quan khi có yêu cầu, dù hàng hoá có được mua bán thông qua giao dịch điện tử hay không. Tuy nhiên, một vài quốc gia phát triển có những chính sách hỗ trợ thông quan để tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử và kiểm soát chặt chẽ hàng hoá giao dịch điện tử xuyên biên giới.
Hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định riêng đối với quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK như hàng hoá thông thường. Khi đó, hàng hoá XNK được thực hiện về thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hải quan, áp dụng chính sách thuế được thực hiện như đối với hàng hoá XNK thông thường.
Việc quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hàng hoá được giao dịch qua thương mại điện tử được thực hiện từ khi người khai thực hiện khai báo với cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, thời điểm khai báo và thời điểm hàng về đến cửa khẩu rất sát nhau dẫn đến áp lực rất lớn cho cơ quan Hải quan trong việc phân tích thông tin để quyết định biện pháp kiểm soát phù hợp.
Giải pháp quản lý toàn diện
Với đặc điểm nổi bật của thương mại điện tử xuyên biên giới là thời gian để đưa ra các giao dịch rất nhanh, thuận lợi trong việc thanh toán, nhận hàng, do đó, cơ quan quản lý cũng cần thay đổi theo hướng đơn giản, nhất quán, minh bạch, không phân biệt và tìm ra những biện pháp quản lý nhằm giải phóng nhanh hàng hoá trong khi vẫn phải đảm bảo yêu cầu về tuân thủ pháp luật.
Bộ Tài chính nhận thấy, khi thương mại điện tử qua biên giới phát triển mạnh mẽ, các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề. Cụ thể như cơ quan Hải quan sẽ phải cần nguồn lực phù hợp để đảm bảo thời gian xử lý nhưng phải đảm bảo tốc độ thông quan nhanh đối với các lô hàng nhỏ giá trị thấp; cơ quan Hải quan cũng sẽ đối mặt với việc thiếu thông tin, khai báo không chính xác, không có hồ sơ tuân thủ của người mua do người mua là các đối tượng không thường xuyên. Hay cơ quan Hải quan sẽ khó ngăn chặn các lô hàng cấm, hàng hạn chế XNK, buôn lậu do số lượng hàng hoá gửi nhỏ lẻ trong khi chất lượng thông tin/ dữ liệu về hàng hoá không có nhiều… và các vấn đề liên quan đến thuế suất, ưu đãi về thuế.
Đối với cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử việc quản lý gặp nhiều khó khăn nếu không có các biện pháp quản lý cải tiến cũng như việc kiểm soát thông tin về hàng hoá trên các sàn giao dịch… Đối với cơ quan quản lý về cơ chế thanh toán, bảo lãnh thì không thể kiểm soát giao dịch nào thực hiện thanh toán cho đơn hàng nào, sự phù hợp giữa thực tế thanh toán với đơn hàng. Còn đối với các cơ quan quản lý về chuyên ngành không có đủ nguồn lực thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành đối với tất cả các lô hàng nhỏ…
Nhận thấy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK là cần thiết, cấp bách trong thời điểm này, tại Quyết định 1254/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020 đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK với mục tiêu tìm được những giải pháp tốt nhất trong việc quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hoá.
Theo đó, Đề án đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hoá XNK nhằm đảm bảo việc quản lý toàn diện của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lai.
Đề án cũng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển, qua đó đơn giản thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ lợi ích của DN sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng Việt Nam.
Trong đó, để thực hiện được mục tiêu của Đề án, các giải pháp được thực thực hiện đồng bộ như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro đối với các đối tượng có tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử; xã hội hoá việc xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử…
Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, để xây dựng dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử, bên cạnh việc nghiên cứu tình hình, đặc thù tại Việt Nam, ban soạn thảo cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tại nhiều nước trên thế giới, qua đó, kiến nghị mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK tại Việt Nam. Theo đó, Ban soạn thảo đã xây dựng dự thảo dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án; dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án và dự thảo Nghị định quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua biên giới trong lĩnh vực hải quan và đang được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến của cộng đồng DN, bộ, ngành và chuyên gia. |
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
08:36 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics