Thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Bộ Tài chính dự kiến đối tượng quản lý
Cần cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử Ảnh minh họa |
Thiếu chính sách khó quản lý
Theo đánh giá của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), hiện nay Việt Nam chưa có chính sách quản lý riêng đối với hàng hóa XNK được giao dịch qua thương mại điện tử. Việc quản lý chuyên ngành còn nhiều thủ tục phức tạp, trong một số trường hợp còn không thể thực hiện được nếu hàng hóa được XNK là hàng hóa của cá nhân với số lượng nhỏ. Do không có thủ tục riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử nên người mua, người bán khi thực hiện thủ tục đối với cơ quan quản lý nhà nước thì thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Có thể là hàng quà biếu, quà tặng, hàng không có chứng từ thương mại… Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thống kê số liệu, thu thập thông tin phục vụ việc quản lý rủi ro…
Với xu hướng hiện tại, cùng với yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam cần thiết phải có các quy định riêng cho hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK để đảm bảo quản lý của nhà nước và tạo khung pháp lý để các đối tượng tham gia giao dịch thương mại điện tử được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm 4 chương: Chương I. Tổng quan về thương mại điện tử, tập trung nghiên cứu: khái niệm thương mại điện tử, giao dịch thương mại điện tử, thanh toán và nêu rõ các đối tượng trong giao dịch thương mại điện tử. Chương II. Thực trạng quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tại Chương này sẽ đề cập đến công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một số nước trên thế giới. Trọng tâm của Chương sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam, nêu rõ thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc từ hoạt động thương mại điện tử của các đối tượng tham gia giao dịch đến công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách,… Chương III. Mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở thực trạng tại Chương II, Chương này tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Chương IV. Tổ chức thực hiện. |
Chính vì vậy, trong dự thảo đề án Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đưa ra mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK với lộ trình cụ thể từ việc tuyên truyền, khuyến khích các đối tượng tham gia, đến bắt buộc một số đối tượng nhất định tham gia và tiến tới tất cả các đối tượng tham gia. Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), trong khuôn khổ đề án sẽ tập trung đến các giao dịch thương mại điện tử được hình thành trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các website thương mại điện tử bán hàng.
Hai hình thức hoạt động phổ biến
Hiện hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK ở Việt Nam thường được thực hiện theo 2 hình thức: Người mua tại Việt Nam thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam (hàng NK); người mua tại nước ngoài thực hiện đặt hàng hóa tại Việt Nam sau đó hàng hóa được chuyển ra nước ngoài cho khách hàng (hàng XK).
Hoặc các DN kinh doanh thương mại điện tử (thường là các chủ sàn giao dịch thương mại điện tử) thực hiện việc NK hàng hóa về Việt Nam (hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan), khi khách hàng đặt hàng DN thực hiện giao hàng hóa cho khách hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo phân tích của ban soạn thảo, hiện nay nhiều DN Việt Nam có nhu cầu đưa hàng hóa về Việt Nam trước khi có đơn hàng và số hàng hóa này có thể thực hiện giao cho khách hàng tại Việt Nam hoặc giao cho khách hàng tại nước ngoài. Nếu thực hiện thủ tục NK và XK theo đúng quy định thông thường thì không khuyến khích các DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, do đó, cần có cơ chế quản lý riêng với loại hình hàng hóa này.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đang dự kiến có hai mô hình được quản lý. Thứ nhất, hoạt động thương mại điện tử mà người mua thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam. Việc quản lý của các cơ quan quản lý không phân biệt hàng hóa được vận chuyển về Việt Nam hay ra khỏi Việt Nam bằng được bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.
Thứ hai, hoạt động thương mại điện tử mà DN kinh doanh thương mại điện tử thực hiện vận chuyển hàng hóa về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam trước khi người mua hàng thực hiện đặt hàng trên các trang thương mại điện tử. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực. Hàng hóa khi về Việt Nam được lưu giữ tại địa điểm đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục hải quan (chưa thực hiện nghĩa vụ về thuế, cấp phép, kiểm tra chuyên ngành). Khi phát sinh các đơn hàng, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thực hiện thủ tục NK (đối với người mua tại Việt Nam) và thực hiện thủ tục XK (đối với người mua ở nước ngoài) để giao hàng cho khách hàng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, dự thảo đề án đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động thương mại đối với từng đối tượng tham gia giao dịch, cũng như các giải pháp để thông quan nhanh hàng hóa.
Tin liên quan
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics