Thách thức từ những FTA thế hệ mới
Nguy cơ bị “ra rìa”
Tại hội thảo "Các thỏa thuận FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” do Ban Đối ngoại TƯ tổ chức mới đây, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, các FTA thế hệ mới, như TPP chứa đựng những cam kết sâu hơn, phạm vi rộng hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn với sự góp mặt của những đối tác hùng mạnh. Ngoài những cam kết truyền thống như mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, FTA thế hệ mới còn hướng đến các vấn đề như môi trường đầu tư, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, mua sắm chính phủ…
Còn theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, FTA thế hệ mới có tính ràng buộc nhiều hơn, nhưng kèm theo đó là những cơ hội lớn hơn. Cơ hội này được bà Nguyễn Thị Thu Trang, Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cắt nghĩa: Đó là được tiếp cận các thị trường và các nước đối tác với thuế quan ưu đãi là 0%, có đến 90 – 95% dòng thuế được loại bỏ hoàn toàn, khác với WTO là chỉ giảm thuế.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế 0% đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Trong các FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn về hàm lượng nội địa cao hơn nhiều so với AFTA và ASEAN+. Hơn nữa, quy trình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá hoàn toàn mới, không phải cơ quan Việt Nam cấp mà là nhà nhập khẩu nước ngoài tự cấp và phát hành chứng nhận xuất xứ. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp toàn bộ giấy tờ chứng minh. Vậy nên, đây là yêu cầu cao với doanh nghiệp Việt Nam.
Ở một khía cạnh khác, ông Thiên nhấn mạnh, cấu trúc kinh tế toàn cầu hiện nay được xây dựng theo chuỗi, người chơi không chỉ còn là chính phủ mà là cả các tập đoàn xuyên quốc gia. Chúng ta muốn tham gia vào "sân chơi" này thì phải tham gia vào từng chuỗi cụ thể. “Tuy nhiên, tất cả các chuỗi mà Việt Nam tham gia thường ở đoạn cuối nên nguy cơ bị "ra rìa” là thực tế”- ông Thiên nói.
Tái cơ cấu nền kinh tế
| |||
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Ban Pháp chế VCCI. |
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên- Bộ Công Thương, Thành viên đoàn đàm phán TPP nhìn nhận, việc tham gia FTA là một trong những công cụ để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, có sự tham gia sâu hơn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc lĩnh vực mua sắm chính phủ, chi tiêu công…
Để làm được điều này cần có chủ trương lớn, sự đồng thuận của toàn xã hội. Vấn đề quan trọng nhất là quyết sách và cơ cấu lại, quyết tâm cải cách trong nước bởi những vấn đề này sẽ quyết định hiệu quả của việc tham gia FTA. “Nếu nỗ lực đàm phán nhưng không có cải cách trong nước, không có những quyết sách thì khó đạt hiệu quả”- ông Thái cho hay.
Nhấn mạnh đến khoảng cách giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, ông Inkyo Cheong, Đại học In-ha (Hàn Quốc) cho rằng, khi tham gia "sân chơi" mới, Việt Nam cần cải thiện khoảng cách này. Vì một trong những yếu tố quan trọng của các FTA thế hệ mới đó là tính không phân biệt, được áp dụng cho hai hệ thống doanh nghiệp sở hữu nhà nước và không thuộc sở hữu Nhà nước. Điều quan trọng nữa, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa sự thân thiện giữa các FTA, giữa các FTA khu vực với chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, phải tính tới sự bổ sung lẫn nhau giữa thương mại và các lĩnh vực chính sách khác nhau như đầu tư, cạnh tranh và thực thi chính sách.
Trong đàm phán TPP và một số FTA, khi các rào cản thuế quan không còn thì các nước tăng cường, lạm dụng sử dụng những biện pháp về rào cản kỹ thuật như yêu cầu cao trong an toàn vệ sinh thực phẩm, áp các loại thuế chống bán phá giá, trợ cấp… Tuy nhiên trong đàm phán FTA lại không đưa ra nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp trước những rào cản này. Do đó, bà Trang kiến nghị, Chính phủ cần theo dõi sát sao, có biện pháp, hành động cụ thể mới giúp doanh nghiệp hạn chế được các rào cản và bảo vệ lợi ích cụ thể cho toàn bộ ngành xuất khẩu.
Phan Thu
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics