Thách thức đảm bảo an ninh năng lượng
Nhiều mục tiêu chưa đạt được
Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua với việc dịch chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sử dụng năng lượng chủ yếu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang một nền kinh tế công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng tổng hợp và hiện đại.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Dầu thô, than đá, khí, thủy điện và năng lượng phi thương mại (năng lượng sử dụng trong sinh hoạt như củi gỗ, các chất phế thải từ sản xuất nông nghiệp, rác) là những nguồn năng lượng được khai thác trong nước. Trong những năm gần đây, tổng năng lượng khai thác có xu hướng tăng ổn định. Sản lượng khai thác các sản phẩm thương mại không có sự đột biến lớn về lượng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết: Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhìn chung ngành năng lượng Việt Nam đã có những kết quả tích cực theo các định hướng chiến lược đề ra.
Cụ thể, với những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng nhu cầu năng lượng và điện nông thôn, những mục tiêu chiến lược đặt ra đã đạt được.
Số liệu của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho thấy: Thời gian qua, điện cho phát triển kinh tế, xã hội được đảm bảo. Năm 2017, tổng điện sản xuất và mua đạt 192,45 tỷ kWh, tăng 8,6% so với năm 2016; điện thương phẩm đạt 174,05 tỷ kWh, tăng 8,92% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng công suất đặt nguồn điện toàn quốc tăng bình quân 12,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng phụ tải cực đại cùng giai đoạn là 9,6%/năm. Trong đó, công suất đặt nguồn điện năm 2015 đạt 39.350 MW (tăng 1,8 lần so với năm 2010), đứng thứ 2 trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, ông Thành cũng nêu rõ: Đối với những vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống năng lượng như dự trữ chiến lược dầu, năng lực lọc dầu, điện hạt nhân và liên kết hệ thống năng lượng, các mục tiêu đặt ra chưa đạt được hoặc đã không còn phù hợp. Ví dụ điển hình, với chỉ tiêu công suất lọc dầu, mục tiêu đặt ra là năm 2020 đạt khoảng 25-30 triệu tấn dầu thô. Thực tế, đến năm 2020, công suất lọc dầu chỉ đạt khoảng 16,5 triệu tấn. Với chỉ tiêu dự trữ chiến lược xăng dầu, mục tiêu đặt ra là bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào năm 2010 và 60 ngày vào năm 2020, song tính đến năm 2015, dự trữ quốc gia mới đạt 9,5 ngày và hệ thống dự trữ quốc gia chưa có kho dự trữ riêng… Trong liên kết hệ thống năng lượng, chiến lược cũng đặt ra mục tiêu liên kết lưới điện khu vực cấp điện áp 500kV từ năm 2010-2015, liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực từ năm 2015-2020. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mua bán điện với Trung Quốc, Lào và Campuchia chủ yếu được thực hiện qua các đường dây 220kV. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được liên kết hệ thống khí tự nhiên khu vực...
Phụ thuộc nhập khẩu
Với mức độ tăng cao về nhu cầu năng lượng sơ cấp phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam đã trở thành nước NK tịnh năng lượng từ năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá: Hiện, ngành năng lượng đang phải đối mặt với bài toán phức tạp và đa mục tiêu. Một mặt, ngành cần đáp ứng nhu cầu tăng cao để phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác cần đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, cùng với đó là sự tới hạn của các nguồn năng lượng truyền thống trong khi các nguồn cung năng lượng mới, tái tạo vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
"Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, Việt Nam đã khai thác nguồn thủy điện gần như tối đa. Kế hoạch phát triển năng lượng nguyên tử tạm dừng nên Việt Nam đã và đang phải NK năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện", Thứ trưởng Trần Văn Tùng phân tích.
Xung quanh vấn đề này, ông Thành cho hay, để đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt không ít thách thức. Đó là tốc độ tăng cao nhu cầu năng lượng gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi. Bên cạnh đó, thách thức về các tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng. "Đáng chú ý, hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu NK, nhất là nhiên liệu cho phát điện. Khi Việt Nam trở thành quốc gia NK tịnh năng lượng và tỷ trọng của năng lượng NK trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp tăng lên sẽ tác động lớn đến an ninh năng lượng quốc gia", ông Thành nhấn mạnh.
Đẩy mạnh năng lượng tái tạo
Nhìn nhận sâu từ góc độ cung ứng điện, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng: Từ nay đến năm 2020, Việt Nam có thể không lo ngại thiếu điện, song giai đoạn sau năm 2020, nguy cơ thiếu điện khá rõ ràng. Điều này bắt nguồn từ tình trạng hàng loạt công trình, dự án đang chậm tiến độ. Ví dụ, ở miền Bắc, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư đang chậm. Còn tại miền Nam, một số các dự án BOT đang vướng mắc trong đàm phán… Tất cả những yếu tố trên đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần tính toán lại.
"Cần phải có cơ chế để thúc đẩy sự phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Tập trung nguồn đầu tư cho phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió và điện mặt trời, giai đoạn sau năm 2020 Việt Nam sẽ không lo thiếu điện. Nếu có cơ chế đặc biệt và sớm được phê duyệt, ước tính từ lúc lập dự án điện mặt trời cho đến khi đưa vào vận hành chỉ trong 1 năm”, ông Vy khẳng định.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết thêm: Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết bài toán an ninh năng lượng là tận dụng thời cơ, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời làm chủ các các công nghệ mới, bền vững như công nghệ điện gió và điện mặt trời. “Điều này hoàn toàn khả thi với sự vào cuộc đồng bộ của ba nhà: Nhà quản lý, DN và nhà khoa học. Cùng với đó là sự phối hợp, hợp tác, chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển và các hiệp hội năng lượng quốc tế…”, ông Tùng nói.
Theo nội dung Tờ trình số 12005/TTr-BCT ngày 21/12/2017 đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, mục tiêu cụ thể phát triển năng lượng Việt Nam giai đoạn tới đặt ra như sau: Cung cấp đủ nhu cầu các dạng năng lượng trong nước, đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2035; tổng cung cấp năng lượng sơ cấp năm 2025 đạt từ 137-147 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 218-238 triệu tấn dầu tương đương. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2025 đạt từ 83-89 triệu tấn dầu tương đương; năm 2035 từ 121-135 triệu tấn dầu tương đương. Xây dựng các cơ sở lọc dầu đảm bảo cung cấp tối thiểu 70% nhu cầu trong nước vào năm 2035. Dự trữ chiến lược về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu đạt 90 ngày nhập ròng vào năm 2020; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng: Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng của tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so sánh với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2025 đạt 6% và đến năm 2035 đạt 10%. Thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm: Thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, khí sinh học, nhiên liệu sinh học. Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, sản xuất nhiệt và nhiên liệu giao thông. Duy trì tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp ở trên mức 30% đến năm 2035; giảm thiểu biến đổi khí hậu trong phát triển năng lượng: Giảm phát thải CO2 từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường 12% vào năm 2025, đạt 15% vào năm 2030 và đạt mức 18% vào năm 2035... |
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics