Tăng tiềm lực dự trữ quốc gia trong giai đoạn tới
Đến cuối năm 2020 tổng mức dự trữ quốc gia đã đạt trên 11.000 ngàn tỷ đồng. Ảnh: Internet. |
Tổng mức dự trữ quốc gia đã đạt trên 11.000 ngàn tỷ đồng
Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, trong giai đoạn 2011-2020, ngành Dự trữ quốc gia luôn được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, hàng năm đều bố trí mức tăng ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia. Thống kê cho thấy, ngân sách nhà nước đã chi cho dự trữ quốc gia giai đoạn này hơn 8.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2020, tổng mức dự trữ quốc gia đã đạt trên 11.000 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 1,25 lần năm 2015 và gấp khoảng 1,7 lần so với năm 2010.
Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, việc tăng dần nguồn lực dự trữ quốc gia góp phần tạo sự chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý, điều hành, xuất cấp, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia.
Từ năm 2011 đến hết 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành xuất cấp hàng dự trữ quốc gia với tổng trị giá khoảng 15.500 tỷ đồng để đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát sinh, góp phần ổn định đời sống, ổn định sản xuất của nhân dân các vùng bị thiên tai, dịch bệnh; góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường nhiệm vụ quan hệ quốc tế và thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhận định, trong giai đoạn vừa qua, tiềm lực dự trữ quốc gia vẫn còn hạn chế. Cụ thể, tổng mức dự trữ quốc gia còn thấp so với GDP, mới đạt khoảng 0,18% GDP trong khi định hướng chiến lược đề ra đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Mức bố trí ngân sách nhà nước để mua tăng hàng dự trữ quốc gia còn phụ thuộc vào cân đối chung, mới đáp ứng được khoảng 50-60% so với nhu cầu, dẫn tới mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng thiết yếu chưa đạt theo định hướng đề ra (lương thực, hàng quốc phòng, an ninh, một số mặt hàng nông nghiệp, y tế).
Hơn nữa, danh mục, cơ cấu hàng dự trữ quốc gia còn dàn trải; hệ thống kho dự trữ chưa được đầu tư theo đúng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến năm 2025, mục tiêu tổng mức dự trữ quốc gia gấp khoảng 2 lần năm 2020
Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, trong giai đoạn 2021-2030, những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Một số vấn đề an ninh, quốc phòng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đòi hỏi phải có tiềm lực dự trữ quốc gia đủ mạnh để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách phát sinh.
Để tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia trong giai đoạn mới và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia; xây dựng lực lượng dự trữ quốc gia có quy mô đủ mạnh, danh mục mặt hàng chiến lược, thiết yếu, tiên tiến, hiện đại, có tần suất sử dụng nhiều để sẵn sàng, chủ động ứng phó kịp thời trong các tình huống đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, giai đoạn tới, nguồn lực dự trữ quốc gia phải được phát triển và củng cố, đảm bảo đến năm 2025, tổng mức dự trữ quốc gia gấp khoảng 2 lần năm 2020 và đến năm 2030, tổng mức dự trữ quốc gia gấp 2 lần năm 2025.
Cùng với đó, mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng thiết yếu phải tăng dần hàng năm (nhất là mặt hàng lương thực, hàng quốc phòng, an ninh) nhằm đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao trong mọi nhiệm vụ.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng đặt ra yêu cầu hệ thống kho đến năm 2030 phải cơ bản được xây dựng hoàn chỉnh theo hướng tiên tiến, hiện đại, quy mô lớn, tập trung tại các vùng chiến lược trong cả nước; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và thuận lợi trong quá trình nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.
Nguồn vốn đầu tư kho dự trữ quốc gia phải được bố trí theo quy hoạch tổng thể hệ thống kho đến năm 2030 và quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia của từng Bộ, ngành.
Ngành Dự trữ cũng sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam để bảo quản hàng dự trữ quốc gia đạt chất lượng tốt nhất.
Đồng thời thúc đẩy xã hội hóa và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia để tăng cường tiềm lực và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho dự trữ quốc gia.
Để tăng cường nguồn lực và quản lý, sử dụng hiệu quả hàng dự trữ quốc gia, giai đoạn tới, ngành Dự trữ quốc gia cần hoàn thiện khung pháp lý (rà soát sửa đổi Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn thi hành), làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia.
Bên cạnh đó, cần bố trí ngân sách nhà nước để tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia theo hướng ưu tiên bố trí tăng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho dự trữ quốc gia với mức tăng cao hơn mức tăng chi bình quân của ngân sách nhà nước. Tập trung mua sắm những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách, đồng thời loại bỏ những mặt hàng không còn phù hợp ra khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ.
Toàn Ngành cũng sẽ phải quản lý chặt chẽ hàng dự trữ quốc gia đảm bảo về số lượng, chất lượng, phối hợp với các địa phương để chủ động bố trí các nguồn lực chiến lược, quan trọng tại các địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh; sẵn sàng mọi nguồn lực để triển khai thực hiện xuất cấp hàng dự trữ quốc gia cho nhân dân các địa phương khi có tình huống cấp bách xảy ra.
Đặc biệt, đẩy mạnh và hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ và quản lý hàng hoá; tiếp tục rà soát, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy quản lý, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ tại các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trong công tác quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK