Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập: Số lượng chưa đi liền chất lượng Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập Bổ sung các chuẩn mực, nâng chất cho kiểm toán độc lập |
Việc tăng cường các hình thức xử phạt vi phạm giúp cải thiện chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán. Ảnh: ST |
Kiểm toán độc lập đã bộc lộ bất cập
Theo số liệu của Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng 2.400 kiểm toán viên hành nghề được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, hơn 220 doanh nghiệp kiểm toán được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán. Đến tháng 5/2024, đã có 6.387 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam; trong đó, 2.501 người đang làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán. Từ năm 2013 đến nay, 114 kiểm toán viên đã bị đình chỉ hành nghề kiểm toán, 3 doanh nghiệp kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán, 3 doanh nghiệp kiểm toán bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. |
Luật KTĐL số 67/2011/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
Theo Bộ Tài chính, Luật KTĐL đã góp phần ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, qua đó phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và điều hành của Chính phủ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là công khai minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Cùng với đó, vai trò và năng lực quản lý nhà nước về kiểm toán từng bước được nâng cao; việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kiểm toán được thực hiện phù hợp, hiệu quả.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế thì việc triển khai hiện khung pháp lý về KTĐL đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, hạn chế. Trong đó, các chế tài chưa đủ mạnh, đầy đủ và hiệu lực cho các hoạt động nghề nghiệp, việc xử lý vi phạm, xử lý vi phạm hành chính chưa đảm bảo tính răn đe. Quy trình xem xét xử lý các vi phạm của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vẫn còn một số hạn chế do các quy định pháp luật khác chưa thực sự đồng bộ. Cơ quan trực tiếp kiểm tra lại không có thẩm quyền xử phạt, thời hiệu xử phạt đối với lĩnh vực KTĐL chỉ là 1 năm, vì vậy có trường hợp không thể xử phạt được đối tượng vi phạm vì đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định.
Ngoài ra, các quy định liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề đã tỏ ra bất cập, không phù hợp với quy mô của nền kinh tế, yêu cầu về chất lượng KTĐL. Luật KTĐL hiện tại chưa bao trùm được hết các đối tượng cần phải kiểm toán.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn, có các giao dịch phức tạp, có số lượng lao động lớn, doanh thu hoạt động cao, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế… nên cần thiết phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm để nhằm minh bạch thông tin tài chính, giúp các cơ quan chức năng, cơ quan Thuế có căn cứ xem xét trong quá trình giám sát, quản lý, điều hành đặc biệt là đảm bảo số thuế nộp vào ngân sách nhà nước được đầy đủ, tránh hiện tượng trốn thuế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc các doanh nghiệp này không là đối tượng được kiểm toán bắt buộc sẽ dẫn đến rủi ro thông tin tài chính của các đơn vị này không đúng, công tác kế toán và chấp hành kỷ luật tài chính không nghiêm, thậm chí tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, việc đưa các đơn vị này vào đối tượng bắt buộc được kiểm toán là rất cần thiết và cấp bách, nhất là trong bối cảnh hiện nay đã phát sinh các sai phạm của doanh nghiệp rất nghiệm trọng.
Tăng mức xử phạt
Hiện Bộ Tài chính dự thảo một luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có Luật KTĐL. Một trong những giải pháp được Bộ Tài chính đề xuất là chính sách về tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các chế tài xử phạt. Trong đó, quy định về mức phạt tiền tối đa từ 100 triệu đồng lên 3 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 50 triệu đồng lên 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân; thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về KTĐL từ 1 năm lên 10 năm cũng như bổ sung thêm một số hình thức xử phạt cho phù hợp với thực tế hiện nay và các quy định liên quan.
Góp ý về những thay đổi này, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết, các doanh nghiệp kiểm toán cho rằng đề xuất xử phạt 3 tỷ đồng là quá cao so với đặc điểm hoạt động của kiểm toán.
Nhưng theo Bộ Tài chính, việc tăng cường các hình thức xử phạt vi phạm, ngoài việc tăng trực tiếp ngân sách nhà nước, còn giúp chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán được cải thiện, việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm toán với Nhà nước cũng trở nên tin cậy hơn, góp phần đáng kể vào việc thu đúng, thu đủ và gia tăng ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng. Hơn nữa, việc tăng cường các hình thức xử phạt vi phạm sẽ hạn chế các vi phạm của các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên, buộc các doanh nghiệp kiểm toán phải cơ cấu, tổ chức lại để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán cao hơn.
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics