Sửa quy định về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
Nguồn thu phí được để lại cũng thuộc phạm vi xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ. Ảnh: ST. |
Nhiều điểm chưa thực sự khả thi
Trong đề xuất được Bộ Tài chính công bố mới đây, nội dung đáng chú ý nhất là quy định về kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ, cụ thể là cơ quan soạn thảo đề nghị rà soát quy định các nội dung kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ.
Về nội dung này, theo quy định hiện hành, phạm vi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; chi hoạt động thường xuyên, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; các khoản chi nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định. Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ...
Trong thực tế, việc xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ đối với các khoản chi nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định chưa thực sự khả thi trong thực tế vì khi giao dự toán, hầu như rất ít cơ quan quy định chi tiết theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức để đủ điều kiện giao kinh phí tự chủ. Còn có những quan điểm tranh luận khác nhau về việc xác định nghiệp vụ nào là đặc thù, nghiệp vụ nào chưa phải đặc thù; xác định kinh phí được giao tự chủ giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương cũng còn khác nhau, dẫn đến mặt bằng để xác định kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ hoạt động đặc thù thường xuyên để xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ chưa thống nhất.
Ngoài quy định xác định kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ tại Nghị định số 130 và Nghị định số 117, một số văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định về kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, dẫn đến có sự chưa thống nhất về nội dung kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ. Đơn cử như Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí quy định nguồn thu phí được để lại để chi cho các nội dung tự chủ, không tự chủ của cơ quan nhà nước. Việc quy định phạm vi nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ bao gồm nguồn thu phí được để lại theo quy định đã tạo thuận lợi cho các cơ quan trong việc chủ động sử dụng nguồn thu phí được để lại, cơ quan có nguồn thu phí được để lại sẽ có điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên điều này dẫn đến một số bất cập trong triển khai thực hiện, như bộ, ngành nào có nguồn thu phí được để lại vẫn được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước theo biên chế được giao, cũng như khó tách bạch nội dung chi nào từ nguồn thu phí được để lại, nội dung chi nào từ nguồn ngân sách nhà nước vì trong thực tế khó tách bạch nhiệm vụ thu phí với nhiệm vụ khác trong cùng một cơ quan.
Hơn thế nữa, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về cơ chế tự chủ đối với cơ quan nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung hoặc đang rà soát sửa đổi, bổ sung như: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, bãi bỏ việc xác định kinh phí giao khoán đối với cấp xã. Hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện việc trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120, trong đó có việc rà soát quy định về nguồn thu phí được để lại đối với các cơ quan nhà nước theo hướng phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, chi phí cung cấp dịch vụ thu phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Đáp ứng yêu cầu cải cách tiền lương
Một vấn đề nữa liên quan đến kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ được Bộ Tài chính nêu ra là yêu cầu cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả. Trong đó, Nghị quyết số 39-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã đề ra có chủ trương tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra nội dung thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
Như vậy, để đảm bảo thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, cũng như hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước tại địa phương, dự thảo Nghị định cần rà soát quy định về giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của trung ương và địa phương.
Căn cứ tình hình thực tiễn xác định kinh phí giao tự chủ trong giai đoạn 2014-2018, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung phạm vi khoán bao gồm quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đồng thời rà soát bỏ quy định về giao tự chủ đối với hoạt động chi nghiệp vụ đặc thù để phù hợp với tình hình thực tế và thống nhất về nguyên tắc giao kinh phí tự chủ giữa các cơ quan; bỏ quy định về giao tự chủ từ nguồn thu phí được để lại theo quy định. Theo đó, phạm vi kinh phí quản lý hành chính giao tự chủ bao gồm: Quỹ lương (bao gồm các khoản đóng góp theo chế độ quy định), định mức chi thường xuyên hàng năm và quỹ tiền thưởng theo Nghị quyết 27.
Tin liên quan
Sửa quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để bảo vệ nhà đầu tư
10:24 | 24/12/2021 Chính sách và Cuộc sống
Tổng biên chế công chức nhà nước năm 2021 là gần 250.000 biên chế
19:25 | 05/10/2020 Sự kiện - Vấn đề
Chuẩn bị sửa hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
19:33 | 26/09/2019 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK